NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HÀNH VI ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP CỦA SINH VIÊN KẾ TOÁN – NGHIÊN CỨU TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI

Tóm tắt

Đạo đức nghề nghiệp kế toán giúp các kế toán viên luôn duy trì được thái độ nghề nghiệp đúng đắn, từ đó góp phần bảo vệ và nâng cao uy tín nghề nghiệp. Việc nhận thức và hiểu đúng về đạo đức nghề nghiệp kế toán là vô cùng cần thiết đối với kế toán viên, đặc biệt là các bạn sinh viên kế toán. Bởi lẽ, nếu không hiểu và nắm rõ về đạo đức nghề nghiệp kế toán, các hành vi gian lận trong kế toán có thể xuất hiện và gây ra những tổn thất về uy tín nghề nghiệp của bạn mà còn tạo ra hậu quả tài chính vô cùng không chỉ đối với doanh nghiệp mà còn đối với cả nền kinh tế. Vì vậy, nghiên cứu về những nhân tố ảnh hưởng tới đạo đức nghề nghiệp kế toán của sinh viên kế toán được coi là hướng đi quan trọng. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng ba nhân tố ảnh hưởng đến hành vi đạo đức nghề nghiệp kế toán đó là Giá trị cá nhân, Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp và Nhận thức đạo đức nghề nghiệp. Những phát hiện từ kết quả nghiên cứu là cơ sở đề xuất các khuyến nghị gia tăng hành vi đạo đức nghề nghiệp kế toán của sinh viên bao gồm nâng cao nhận thức đạo đức ở sinh viên, trau dồi giá trị cá nhân, và đẩy mạnh tầm quan trọng của chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp.

1. Giới thiệu

Trong thời đại hiện nay, ngành kế toán được sử dụng phổ biến để phục vụ lĩnh vực quản lý kinh tế trên khắp thế giới. Công việc chủ yếu của ngành này là theo dõi và phân tích các con số trong kinh doanh; thực hiện đầy đủ, kịp thời và chính xác các nghiệp vụ kế toán giúp cho doanh nghiệp theo dõi, kiểm soát được dòng tài chính và các khoản nợ. Muốn làm được điều đó đòi hỏi kế toán viên phải có sự cẩn thận, tỉ mỉ, linh động, đặc biệt là tính chính trực trong công việc. Tuy nhiên, trong lịch sử phát triển của ngành kế toán, đã có hàng loạt các công ty lớn nhỏ sụp đổ do có liên quan đến hoạt động gian lận trong kế toán. Những sư kiện này gây ra hàng loạt những tổn thất nặng nề về tài chính không chỉ đối với doanh nghiệp mà còn đối với cả nền kinh tế.

Ở Việt Nam, các hành vi trong gian lận kế toán cũng là một vấn đề nan giải và khá nhạy cảm. Những hành vi gian lận dẫn đến thất bại liên tục trong đạo đức nghề nghiệp kế toán. Điều này đã làm mới các cuộc thảo luận giữa các nhà giáo dục kế toán về vai trò của họ trong việc chuẩn bị cho sinh viên kế toán đối mặt với những tình huống khó xử về đạo đức trong nghề kế toán. Hiện nay xuất hiện rất ít nghiên cứu về đạo đức nghề nghiệp kế toán tại Việt Nam. Hơn nữa, việc nghiên cứu chủ đề này sẽ mang lại rất nhiều lợi ích, đặc biệt là đối với sinh viên kế toán- những kế toán viên trong tương lai. Việc nhận thức đúng đắn và tuân thủ đạo đức nghề nghiệp sẽ giúp cho các kế toán viên luôn duy trì được một thái độ nghề nghiệp đúng đắn, bảo vệ và nâng cao uy tín nghề kế toán trong xã hội, bảo đảm cung ứng chất lượng về dịch vụ cho khách hàng và xã hội. Vì vậy, nghiên cứu về đạo đức nghề nghiệp kế toán của sinh viên chuyên ngành kế toán sẽ giúp sinh viên có hành vi đạo đức tốt hơn khi bước vào môi trường kinh doanh cạnh tranh gay gắt và cũng đầy cám dỗ.

2. Tổng quan nghiên cứu

Đạo đức nghề nghiệp cho phép các chuyên gia kế toán giải quyết mâu thuẫn về nghĩa vụ và gia tăng tính chính trực vì chúng cung cấp sức mạnh nội tại để chống lại những áp lực có thể lấn át và ảnh hưởng tiêu cực đến phán đoán nghề nghiệp. Các nhà nghiên cứu về đạo đức kế toán đã ủng hộ rằng đạo đức nghề nghiệp là một phần thiết yếu nhưng bị bỏ quên trong môi trường giáo dục (Armstrong, 1993).

Mastracchio (2005) giải thích rằng nhận thức về nhu cầu rèn luyện thái độ đạo đức phải bắt đầu từ chương trình giảng dạy trước khi một người bước vào nghề kế toán. Về vấn đề này, sinh viên kế toán cần hội tụ đủ các góc nhìn hay quan điểm nhạy cảm đối với các thái độ đạo đức. Clikeman và Henning (2000) cho rằng một trong những mục đích của giáo dục kế toán là giới thiệu cho sinh viên các giá trị và tiêu chuẩn đạo đức trong nghề kế toán. Sinh viên kế toán là những ứng viên của nghề kế toán, những người sẽ trực tiếp làm việc với tiền trong tương lai. Vì vậy, tìm hiểu sâu sắc về nhận thức đạo đức của sinh viên kế toán là điểm khởi đầu để nâng cao tính nhạy cảm đạo đức của sinh viên với tư cách là những kế toán viên tương lai. Giáo dục đạo đức đã được đề xuất như một giải pháp thay thế để nâng cao nhận thức về đạo đức và ra quyết định đạo đức nhưng nó vẫn chưa được ứng dụng trong hầu hết các khóa học kế toán, đặc biệt là ở các nước đang phát triển.

Thực hành kế toán là điều cần thiết trong việc hỗ trợ hệ thống kinh tế ở cấp độ toàn cầu, vì nó tạo ra thông tin hỗ trợ các quyết định khác nhau của các bên liên quan. Do đó, hệ thống kinh tế lành mạnh đòi hỏi các chuyên gia kế toán cam kết tuân theo các giá trị đạo đức. Anzeh và Abed (2015) chỉ ra rằng bất kỳ hành vi phi đạo đức nào trong thực hành kế toán sẽ gây ra thất bại trong hệ thống kinh tế theo bất kỳ cách nào. Tính liêm chính của chuyên gia kế toán có ảnh hưởng đến hiệu quả của quản trị, chất lượng thông tin được tạo ra và độ tin cậy của kiểm toán.

Mọi kế toán viên, trong quá trình thực hành nghề nghiệp của mình, phải thường xuyên đề cập và giải quyết các tình huống khó xử về đạo đức. Các chuẩn mực kế toán không phải lúc nào cũng nhất quán, và sự mơ hồ đó đòi hỏi kế toán viên phải áp dụng phán đoán chuyên môn của mình đối với nhiều vấn đề mà thường không có giải pháp duy nhất, đúng đắn về mặt đạo đức. Các giá trị đạo đức cung cấp nền tảng cho một xã hội văn minh tồn tại. Ngày nay, các chuẩn mực đạo đức đóng vai trò như một chiếc la bàn định hướng và giám sát hành động của mọi người để đạt được những thông lệ tốt nhất.

Đã có nhiều tranh luận về việc liệu đạo đức nghề nghiệp có mối liên hệ với các nhân tố như giá trị cá nhân, nhận thức đạo đức hay chuẩn mực đạo đức. Do đó, đạo đức nghề nghiệp có thể được xem xét và khám phá từ nhiều khía cạnh khác nhau, một số khía cạnh liên quan đến chuẩn mực đạo đức trong khi khía cạnh khác tập trung vào nhận thức đạo đức, giá trị cá nhân. Nhận thức về đạo đức được cho là có liên quan chặt chẽ đến hành vi đạo đức của kế toán viên và do đó sẽ trở thành một vấn đề có tầm quan trọng cao đối với nghề kế toán và các nhà nghiên cứu (Chan & Leung, 2006).

Tang và Chiu (2003) giải thích về giá trị cá nhân trong đó niềm tin của một người rằng tình yêu tiền bạc là gốc rễ của tội ác và hành vi này có liên quan chặt chẽ đến khái niệm lòng tham có thể thúc đẩy một cá nhân thu thập càng nhiều tiền càng tốt và trong khi làm điều đó, cá nhân đó thường bị thúc đẩy để hành xử phi đạo đức. Tham lam là một đặc điểm cơ bản của con người khiến một người trở nên không hài lòng với điều gì đó và phải đạt được bằng mọi cách, họ luôn muốn đạt được thành tích tốt hơn hoặc cao hơn. Lòng tham có thể dẫn đến những hành vi phi đạo đức.

Ball & cộng sự (2003) đã xem xét tác động của giá trị cá nhân đến quyết định đạo đức của sinh viên kế toán. Nghiên cứu cho thấy rằng các giá trị cá nhân của sinh viên như: sự cống hiến và tôn trọng, tư duy cởi mở và độc đáo, sự ấm cúng và tình bằng hữu được cải thiện sau khi sinh viên được giáo dục về đạo đức nghề nghiệp. Sinh viên có khả năng nhận biết các tình huống đạo đức tốt hơn và có sự thay đổi tích cực trong hành vi của các sinh viên liên quan đến việc ra quyết định có đạo đức. Nghiên cứu của Ismail (2015) kết luận rằng giá trị cá nhân có ảnh hưởng đến hành vi đạo đức nghề nghiệp của kiểm toán viên trong khi nghiên cứu của Nikoomaram và cộng sự (2013) cho rằng nhận thức đạo đức tác động tích cực đến hành vi đạo đức của kế toán.

Tại Việt Nam, xuất hiện một số nghiên cứu về đạo đức nghề nghiệp kế toán song mới chỉ là số ít. Chẳng hạn, nghiên cứu của Lê (2021) tổng quan về nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến đạo đức nghề nghiệp kế toán như giới tính, độ tuổi, chuẩn mực đạo đức, môi trường văn hóa. Nguyễn (2019) đã xác định được 3 nhóm nhân tố cụ thể ảnh hưởng đến nhận thức đạo đức nghề nghiệp của sinh viên chuyên ngành kế toán: Trình độ chuyên môn, kỹ năng ứng dụng công nghệ, môi trường học tập.

3. Giả thuyết và phương pháp nghiên cứu

3.1. Xây dựng giả thuyết nghiên cứu

Các giả thuyết nghiên cứu về những nhân tố ảnh hưởng tới đạo đức nghề nghiệp của sinh viên kế toán đại học Thủy Lợi được đưa ra bao gồm: Nhận thức đạo đức; chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp; giá trị cá nhân.

a. Nhận thức đạo đức

Khái niệm về nhận thức đạo đức được chỉ ra là: "Nhận thức đạo đức bao gồm quá trình tìm hiểu, hiểu biết và cảm nhận về các giá trị đạo đức và các quy tắc đạo đức, và sự khả năng áp dụng chúng vào thực tế (Kohlberg, 1969). Nghiên cứu của Rest và cộng sự (2000) cho thấy rằng sự phát triển của nhận thức đạo đức có liên quan mật thiết đến các yếu tố như trải nghiệm cuộc sống, giáo dục, tôn giáo, và tư duy logic. Nghiên cứu cũng cho thấy rằng những người có nhận thức đạo đức cao hơn có xu hướng đưa ra quyết định đúng đắn hơn trong những tình huống đạo đức khó khăn hơn, và có nhiều khả năng hơn để thực hiện các hành động đạo đức.

Ngoài ra, nghiên cứu của Trevino và cộng sự (2006) xác định mức độ nhận thức đạo đức của họ và cách mà nhận thức đạo đức ảnh hưởng đến đạo đức nghề nghiệp của họ. Nghiên cứu này phát hiện ra rằng một mối liên hệ thuận chiều giữa nhận thức đạo đức và hành vi đạo đức nghề nghiệp. Những nhân viên có mức độ nhận thức đạo đức cao hơn có xu hướng đánh giá công việc của họ dựa trên các tiêu chí đạo đức hơn là các tiêu chí khác, và họ cũng có xu hướng báo cáo các hành vi vi phạm đạo đức trong công việc của đồng nghiệp của họ hơn. Giả thuyết H1 được đề xuất như sau:

H1: Nhận thức đạo đức nghề nghiệp của sinh viên có ảnh hưởng tích cực đến hành vi đạo đức nghề nghiệp kế toán của sinh viên.

b, Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp

Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp là một tập hợp các giá trị, nguyên tắc và hành vi mà các chuyên gia trong một ngành nghề nhất định được mong đợi để tuân thủ trong quá trình thực hiện công việc của họ (Barnett và Vaicys, 2000). Vì chuẩn mực đạo đức cung cấp hướng dẫn về các vấn đề đạo đức mà kế toán viên phải tuân theo để giải quyết các tình huống khó xử về đạo đức, việc hiểu biết tốt và tuân thủ nghiêm ngặt các chuẩn mực đạo đức sẽ giúp kế toán viên đưa ra phán đoán đạo đức phù hợp. Do đó, cho thấy tầm quan trọng của chuẩn mực đạo đức đối với xét đoán hành vi đạo đức của một cá nhân.

Trevino và cộng sự (1998) đã thực hiện nghiên cứu về mối quan hệ giữa chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp và hành vi đạo đức nghề nghiệp của các nhân viên trong các công ty. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng những nhân viên có kiến thức về chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp sẽ có xu hướng thực hiện các Đạo đức nghề nghiệp hơn những nhân viên không có kiến thức này. Kết luận này cũng được ủng hộ bởi nghiên cứu của Simmons và cộng sự (2013). Do đó, giả thuyết H2 được phát triển:

H2: Kiến thức về chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp của sinh viên có ảnh hưởng tích cực đến hành vi đạo đức nghề nghiệp kế toán của sinh viên.

c, Giá trị cá nhân

Giá trị cá nhân được định nghĩa là là những nguyên tắc hoặc niềm tin cơ bản về những gì quan trọng và đáng kính trọng cuộc sống của mỗi người, và chúng ảnh hưởng đến hành vi và suy nghĩ của họ. Có rất nhiều bằng chứng thực nghiệm chỉ ra rằng giá trị cá nhân có mối quan hệ với đạo đức cá nhân. Theo nghiên cứu của Butt và Ahmad (2020) đã phân tích mối quan hệ giữa giá trị cá nhân và đạo đức nghề nghiệp của sinh viên Kế toán. Nghiên cứu cho thấy rằng các giá trị cá nhân như trung thực, tận tâm và thích học hỏi có liên quan mật thiết đến hành vi đạo đức nghề nghiệp của sinh viên.

DeZoort và các cộng sự (2002) lập luận rằng kế toán viên có giá trị cá nhân cao hơn về tính trung thực và tận tâm có xu hướng đưa ra hành vi có đạo đức hơn trong những tình huống khó xử về đạo đức. Mubako và cộng sự (2021) đã điều tra mối quan hệ giữa giá trị cá nhân và hành vi đạo đức của sinh viên kế toán. Nghiên cứu cho thấy một số giá trị cá nhân có ý nghĩa quan trọng trong việc giải thích hành vi đạo đức của sinh viên kế toán. Những sinh viên có giá trị cá nhân càng cao đưa ra quyết định dựa trên tiêu chuẩn, nguyên tắc đạo đức càng lớn. Do đó, giả thuyết H3 có thể được phát triển:

H3: Giá trị cá nhân của sinh viên có ảnh hưởng tích cực đến hành vi đạo đức nghề nghiệp kế toán của sinh viên.

3.2. Phương pháp nghiên cứu

Gửi phiếu điều tra là phương pháp được sử dụng để thu thập dữ liệu định lượng nhằm đánh giá thực trạng về đạo đức nghề nghiệp kế toán, khám phá các nhân tố ảnh hưởng đến đạo đức nghề nghiệp kế toán. Bảng câu hỏi trong đó người trả lời được yêu cầu đánh giá tầm quan trọng của từng yếu tố đến đạo đức nghề nghiệp kế toán gồm 5 thang đo. Các quan sát trong các biến độc lập và biến phụ thuộc được thiết kế theo thang đo Likert 5 điểm với 1 là không quan trọng đến 5 là Vô cùng quan trọng. Trong đó, biến phụ thuộc “Hành vi đạo đức nghề nghiệp” gồm 6 thang đo, 3 biến độc lập gồm “Nhận thức đạo đức” gồm 4 thang đo, biến “Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp” gồm 6 thang đo, biến “Gía trị cá nhân” gồm 6 thang đo.

Phiếu khảo sát được thiết kế và gửi đến dành cho các đối tượng là sinh viên ngành Kế toán- Trường Đại học Thủy Lợi. Các đối tượng sinh viên được lựa chọn tham gia nghiên cứu có sự khác nhau giới tính, tính cách, quan điểm,.. để phản ánh sự đa dạng và có sự đánh giá đầy đủ hơn.

Các phiếu khảo sát sau khi thu thập, được kiểm tra lại nhằm loại bỏ những phiếu khảo sát không hợp lệ. Số sinh viên ngành Kế toán tham gia khảo sát gồm 400 sinh viên. Sau khi thu thập được 387 phiếu khảo sát, tác giả loại đi 14 phiếu khảo sát không hợp lệ. Dữ liệu trong 373 phiếu khảo sát hợp lệ được đánh theo số thứ tự là nhập lần lượt vào phần mềm SPSS 22.0.

4. Kết quả nghiên cứu

4.1. Kiểm định độ tin cậy của các biến quan sát

       Kết quả phần mềm SPSS 22.0 cho hệ số Cronbach’s Alpha của các biến quan sát để đo lường các nhân tố đều lớn hơn 0,6, hệ số tương quan biến tổng đều lớn hơn 0,3 (Hair & cộng sự, 2010). Vì vậy tất cả các biến quan sát đều được chấp nhận và đảm bảo độ tin cậy, cụ thể:

* Nhân tố ĐĐKT (Hành vi đạo đức nghề nghiệp Kế toán)

Kết quả bảng 4.1 chỉ ra rằng các biến quan sát đều đảm bảo độ tin cậy cao do Corrected Item-Total Correlation của tất cả các biến đều lớn hơn 0,6 và hệ số Cronbach Alpha lớn hơn 0,8. Ngoài ra, hệ số Cronbach Alpha của nhân tố ĐĐKT là 0,893 lớn hơn hệ số Cronbach Alpha của các biến quan sát.

Bảng 4.1. Kiểm định độ tin cậy của nhân tố Đạo đức nghề nghiệp Kế toán

Item-Total Statistics

 

Scale Mean if Item Deleted

Scale Variance if Item Deleted

Corrected Item-Total Correlation

Cronbach's Alpha if Item Deleted

 ĐĐKT1

22,65

7,013

,693

,878

ĐĐKT2

22,76

6,825

,713

,875

ĐĐKT3

22,61

7,082

,719

,875

ĐĐKT4

22,76

6,541

,745

,870

ĐĐKT5

22,90

6,622

,698

,878

ĐĐKT6

22,73

6,705

,727

,873

 

* Nhân tố NTĐĐ (Nhận thức về đạo đức)

Bảng 4.2 cho thấy hệ số Corrected Item-Total Correlation của tất cả các biến đều lớn hơn 0,7 và hệ số Cronbach Alpha lớn hơn 0,8. Ngoài ra, hệ số Cronbach Alpha của nhân tố NTĐĐ lớn hơn 4 biến quan sát của nó vì vậy các biến quan sát đều đảm bảo độ tin cậy cao .

Bảng 4.2. Kiểm định độ tin cậy của nhân tố Nhận thức về đạo đức

Item-Total Statistics

 

Scale Mean if Item Deleted

Scale Variance if Item Deleted

Corrected Item-Total Correlation

Cronbach's Alpha if Item Deleted

NTĐĐ1

12,69

4,692

,791

,872

NTĐĐ2

12,56

4,838

,787

,873

NTĐĐ3

12,58

4,857

,787

,874

NTĐĐ4

12,48

4,853

,767

,881

 

* Nhân tố CMNN (Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp)

Các biến quan sát đều đảm bảo độ tin cậy cao do Corrected Item-Total Correlation của tất cả các biến đều lớn hơn 0,7 và hệ số Cronbach Alpha lớn hơn 0,8. Ngoài ra, hệ số Cronbach Alpha của nhân tố CMNN lớn hơn các biến quan sát (bảng 4.3).

Bảng 4.3. Kiểm định độ tin cậy của nhân tố Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp

Item-Total Statistics

 

Scale Mean if Item Deleted

Scale Variance if Item Deleted

Corrected Item-Total Correlation

Cronbach's Alpha if Item Deleted

CMNN1

21,96

8,251

,714

,891

CMNN2

22,14

7,724

,767

,883

CMNN3

22,12

8,039

,736

,888

CMNN4

22,06

8,093

,755

,885

CMNN5

22,03

8,133

,756

,885

CMNN6

22,02

8,008

,703

,893

 

* Nhân tố GTCN (Giá trị cá nhân)

Các biến quan sát đều đảm bảo độ tin cậy cao do Corrected Item-Total Correlation của tất cả các biến đều lớn hơn 0,7 và hệ số Cronbach Alpha lớn hơn 0,9. Ngoài ra, hệ số Cronbach Alpha của nhân tố GTCN lớn hơn các biến quan sát.

Bảng 4.4. Kiểm định độ tin cậy của nhân tố Giá trị cá nhân

Item-Total Statistics

 

Scale Mean if Item Deleted

Scale Variance if Item Deleted

Corrected Item-Total Correlation

Cronbach's Alpha if Item Deleted

GTCN1

21,54

10,395

,800

,907

GTCN2

21,47

10,632

,775

,910

GTCN3

21,52

10,788

,760

,912

GTCN4

21,67

10,432

,790

,908

GTCN5

21,62

10,488

,791

,908

GTCN6

21,69

10,363

,765

,912

 

4.2. Phân tích nhân tố khám phá

Mục đích của phân tích nhân tố là giúp nghiên cứu khám phá ra các nhân tố từ tập hợp nhiều biến quan sát trên cơ sở đó phục vụ cho quá trình phân tích hồi quy. Kết quả từ phần mềm SPSS 22.0 cho biết hệ số KMO = 0,935 > 0,5, kiểm định Bartlett có Sig là 0,000 < 0,05. Như vậy phân tích khám phá nhân tố cho các biến độc lập là phù hợp.

            Tại Bảng 4.5 trích cho thấy tổng phương sai trích là 70,645% (lớn hơn 50%) như vậy các biến quan sát được hình thành từ 4 nhân tố.

Bảng 4.5. Bảng phương sai trích

Component

Initial Eigenvalues

Extraction Sums of Squared Loadings

Total

% of Variance

Cumulative %

Total

% of Variance

Cumulative %

1

10,182

46,281

46,281

10,182

46,281

46,281

2

2,211

10,052

56,334

2,211

10,052

56,334

3

1,690

7,681

64,015

1,690

7,681

64,015

4

1,459

6,630

70,645

1,459

6,630

70,645

 

Bảng ma trận xoay nhân tố (bảng 4.6) cho thấy tất cả các biến quan sát đều được lựa chọn trong mô hình do hệ số tải của các biến đều lớn hơn 0,5. Bảng ma trận xoay được rút trích ra từ 6 nhân tố.

Bảng 4.6. Bảng ma trận xoay nhân tố

Rotated Component Matrixa

 

Component

1

2

3

4

5

6

GTCN4

,804

 

 

 

 

 

GTCN6

,785

 

 

 

 

 

GTCN2

,764

 

 

 

 

 

GTCN1

,757

 

 

 

 

 

GTCN5

,744

 

 

 

 

 

GTCN3

,742

 

 

 

 

 

ĐĐKT4

 

,779

 

 

 

 

ĐĐKT2

 

,764

 

 

 

 

ĐĐKT5

 

,761

 

 

 

 

ĐĐKT6

 

,758

 

 

 

 

ĐĐKT1

 

,754

 

 

 

 

ĐĐKT3

 

,749

 

 

 

 

CMĐĐ5

 

 

,791

 

 

 

CMĐĐ1

 

 

,740

 

 

 

CMĐĐ4

 

 

,730

 

 

 

CMĐĐ6

 

 

,727

 

 

 

CMĐĐ3

 

 

,724

 

 

 

CMĐĐ2

 

 

,714

 

 

 

NTĐĐ3

 

 

 

 

,821

 

NTĐĐ2

 

 

 

 

,804

 

NTĐĐ4

 

 

 

 

,779

 

NTĐĐ1

 

 

 

 

,778

 

 

4.3. Phân tích hồi quy bội

Nghiên cứu chạy hồi quy với tất cả các biến theo phương pháp Enter (bảng 4.8). Kết quả cho thấy cả 3 nhân tố đều ảnh hưởng tích cực đến hành vi đạo đức nghề nghiệp kế toán của sinh viên (do giá trị Sig. nhỏ hơn 0,05). Giá trị Sig của kiểm định ANOVA trong bảng 4.7 nhỏ hơn 0,05 chứng tỏ các biến được sử dụng trong mô hình phân tích hồi quy là phù hợp.

Bảng 4.7. Kiểm định ANOVA

Model

Sum of Squares

df

Mean Square

F

Sig.

4

Regression

32,305

3

10,768

59,541

,000b

Residual

66,735

369

,181

 

 

Total

99,040

372

 

 

 

f. Predictors: (Constant), GTCN, CMNN, NTĐĐ

 

Nhân tố có mức độ ảnh hưởng lớn nhất đến hành vi đạo đức nghề nghiệp kế toán (ĐĐKT) là Giá trị cá nhân (0,273) theo sau Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp (0,213), Nhận thức về Đạo đức (0,181).

Bảng 4.8. Phân tích hồi quy

Model

Unstandardized Coefficients

Standardized Coefficients

t

Sig.

B

Std. Error

Beta

1

(Constant)

2,194

,183

 

12,018

,000

NTĐĐ

,130

,040

,181

3,286

,001

CMNN

,195

,054

,213

3,593

,000

GTCN

,219

,046

,273

4,749

,000

 

5. Kết luận

Dựa trên tổng quan các nghiên cứu trước, bài viết kế thừa các nhân tố và phân tích mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đó đến đạo đức nghề nghiệp kế toán. Kết quả nghiên cứu định lượng phát hiện rằng cả ba nhân tố: Nhận thức đạo đức, Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp; Giá trị cá nhân đều có có mối quan hệ thuận chiều với đạo đức nghề nghiệp kế toán. Trong đó, nhân tố ảnh hưởng mạnh mẽ nhất là Giá trị cá nhân, tiếp theo là Chuẩn mức đạo đức nghề nghiệp và Nhận thức đạo đức.

Những phát hiện từ kết quả nghiên cứu là cơ sở, động lực để giúp nhóm tác giả đề xuất các khuyến nghị nâng cao nhận thức đạo đức ở sinh viên kế toán, trau dồi giá trị cá nhân, đào tạo kỹ năng cho sinh viên, nắm vững các chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp. Những khuyến nghị đó sẽ giúp sinh viên kế toán sẽ đưa ra quyết định cũng như hành vi có đạo đức hơn khi họ phải đối mặt với tình huống khó xử về đạo đức trong môi trường kinh doanh. 

6. Tài liệu tham khảo

Anzeh, A., & Abed,  S. (2015). The extent of accounting ethics education for bachelor students in  Jordanian universities. Journal of Management Research, 7(2), p. 121.

Armstrong, M. B. 1993. Ethics and Professionalism in Accounting Education: A Sample Course.Journal of Accounting Education 11: 77-92.

Ball, R., Robin, A. & Wu, J.S. (2003). Incentives versus Standards: Properties of Accounting Income in Four East Asian Countries. Journal of Accounting and Economics, 36, 235-270.

Barnett, T., & Vaicys, C. (2000). The moderating effect of individuals’ perceptions of ethical work climate on ethical judgments và behavioral intentions. Journal of Business Ethics, 27, 351–362.

Butt, A. S., & Ahmad, A. B. (2020). Strategies to mitigate knowledge hiding behavior: building theories from multiple case studies. Management Decision, 1-21.

Chan, S., & Leung, P. (2006). The Effects of Accounting Students’ Ethical Reasoning and Personal Factors on Their Ethical Sensitivity. Managerial Auditing Journal, 21, 436-457.

Clikeman, P.M. and Henning, S.L. (2000), “The socialization of undergraduate accounting students”, Issues in Accounting Education, Vol. 15 No. 1, pp. 1-17

DeZoort, F. T, et al (2002). Audit Committee Effectiveness: A Synthesis of the Empirical Audit Committee Literature." Journal of Accounting Literature. 21(2002): 38.

Hair, J.F., Black, W.C, Babin, B.J. Anderson, R.E. (2010). Multivariate Data Analysis. 7th Pearson Prentice Hall, Upper Saddle River, NJ.

Ismail, S. (2015). Influence of emotional intelligence, ethical climates, and corporate ethical values on ethical judgment of Malaysian auditors. Asian Journal of Business Ethics, 4, 147-162.

Kohlberg, L. (1969). Stage and sequence: The cognitive-developmental approach to socialization. Handbook of socialization theory and research.

Lê Thị Thu Hà (2021). Tổng quan nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến đạo đức nghề nghiệp kế toán - kiểm toán, Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng.

Mastracchio, N. (2005). Teaching CPAs About Serving the Public Interest. CPA Journal 75:1.

Mubako, G. et al. (2021). Personal Values and Ethical Behavior in Accounting Students," Journal of Business Ethics, Springer, vol. 174(1), pages 161-176, November.

Nguyễn Ngọc Giàu (2019). Các nhân tố ảnh hưởng đến đạo đức nghề nghiệp của nhân viên kế toán tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Bình Dương. Luận văn thạc sĩ, Đại học Thủ Dầu Một.

Nikoomaram, H. et al. (2013). The Effects of age, gender, education level and work experience of accountant on ethical decision making by using fuzzy logic. International Research Journal of Applied and Basic Sciences, 4(6), 1559-1571

Rest, J. et al. (2000). How test length affects the validity andreliability of the Defining Issues Test, manuscript submitted for publication.

Tang, T.L.P & Chiu, R.K.K (2003). Earnings, Money Ethics, Salary Satisfaction, Commitment and Unethical Behavior: Is Love of Money the Root of Crime Against Hong Kong Employees?. Journal of Ethic Business, 46, 13-30.

Trevino, L. K., Butterfield, K., & McCabe, D. 1998. The ethical context in organizations: Influences on employee attitudes and behaviors. Business Ethics Quarterly, 8(3): 447-476

Trevino LK, Weaver GR, Reynolds SJ. (2006). Behavioral ethics in organizations: a review. J. Manage, 32, 951–90.

Simmons, R. S., Shafer, W. E., & Snell, R. S. (2013). Effects of a Business Ethics Elective on Hong Kong Undergraduates’ Attitudes Toward Corporate Ethics and Social Responsibility. Business & Society52(4), 558–591.