Sinh viên Nguyễn Thị Phương Anh đến từ một vùng quê giàu truyền thống văn hóa Bắc Bling (Bắc Ninh) đã có những cảm nghĩ khi chọn ngành Kinh tế xây dựng tại mái trường Đại học Thủy lợi thân yêu:
Những năm đầu trung học phổ thông, mình chưa từng nghĩ đến việc sẽ yêu thích ngành Kinh tế xây dựng; lúc đó mình chỉ học theo chương trình chung mà không có định hướng cụ thể cho tương lai. Nhưng đến năm lớp 12, mình đã có dịp tìm hiểu về ngành Kinh tế Xây dựng trường Đại học Thuỷ lợi qua mạng internet, qua những bài giảng về quản lý dự án và tính toán chi phí đã mở ra cho mình một góc nhìn mới, khiến mình dần yêu thích ngành học này.
Bạn Nguyễn Thị Phương Anh
Những ngày đầu bước lên giảng đường đại học, khi còn đang bỡ ngỡ và choáng ngập bởi không gian, cơ sở vật chất của trường… mình đã được thầy Chủ nhiệm và các bạn trong lớp tin tưởng bầu mình vào Ban cán sự lớp - Vinh dự làm thủ lĩnh lớp 66KTXD1 ngành Kinh tế xây dựng - Đại học Thủy lợi.
Là một nữ sinh theo học ngành Kinh tế xây dựng trường Đại học Thủy lợi, mình không tránh khỏi việc phải đối mặt với những khó khăn đặc thù bởi lĩnh vực xây dựng thường đòi hỏi sức mạnh thể chất, khả năng bền bỉ và chịu áp lực cao, đó đều là những yếu tố mà nam giới có phần chiếm ưu thế. Tuy nhiên, mình nhận ra rằng chính những kỹ năng và phẩm chất đặc trưng của nữ giới lại có thể trở thành lợi thế lớn trong lĩnh vực này.
Ngành Kinh tế xây dựng trường Đại học Thủy lợi không chỉ dừng lại ở các công việc kỹ thuật mà còn mở rộng đến nhiều lĩnh vực quản lý và tài chính nên sự cẩn thận, tỉ mỉ và khả năng tổ chức công việc là vô cùng cần thiết. Không chỉ vậy, những kỹ năng này còn có thể hỗ trợ nữ giới đáng kể trong việc xây dựng và duy trì mối quan hệ hiệu quả với đồng nghiệp và đối tác, góp phần tạo nên nền tảng vững chắc cho sự hợp tác bền lâu và những thành công trong tương lai. Dù có những thách thức nhưng mình tin rằng chỉ cần nỗ lực không ngừng và biết cách tận dụng điểm mạnh của mình, em hoàn toàn có thể thành công trong lĩnh vực này.
Ngành Kinh tế xây dựng trường Đại học Thủy lợi là một lĩnh vực có tính ứng dụng cao, kết hợp hài hòa giữa kiến thức kinh tế và kỹ thuật xây dựng, mở ra nhiều cơ hội lớn cho sinh viên sau khi tốt nghiệp. Đây không chỉ là ngành học đầy triển vọng mà còn là mục tiêu quan trọng mà nhiều sinh viên lựa chọn.
Nói về lý do chọn ngành Kinh tế xây dựng Đại học Thủy lợi, bạn Phương Anh cho biết, qua quá trình tìm hiểu thông tin từ internet, báo chí và tham khảo ý kiến từ các anh chị đang làm việc trong ngành, bạn nhận thấy lĩnh vực Kinh tế xây dựng đang thu hút sự chú ý lớn từ thị trường lao động. Phương Anh nhận định rằng, ngoài các vị trí liên quan đến kỹ thuật và xây dựng, các doanh nghiệp hiện đang đặc biệt tìm kiếm nhân lực có chuyên môn vững vàng trong lĩnh vực quản lý chi phí, lập dự toán và điều hành tài chính dự án. Đây được xem là những yếu tố cốt lõi, góp phần quan trọng vào việc nâng cao hiệu quả hoạt động và thúc đẩy sự phát triển bền vững của ngành xây dựng.
Sau một kỳ học, mình nhận thấy môi trường học tập tại môi trường đại học đầy thách thức, đòi hỏi tinh thần tự giác và sự nỗ lực cao từ sinh viên. Tuy ban đầu gặp khó khăn, nhưng khi dần quen với cách học và phương pháp đào tạo, em cảm thấy khả năng tiếp thu của mình được cải thiện rõ rệt. Phương Anh cho biết: “Với đội ngũ giảng viên giàu kinh nghiệm và sự đầu tư kỹ lưỡng từ nhà trường, em tin rằng ngành Kinh tế xây dựng trường Đại học Thủy lợi sẽ không ngừng phát triển và mang lại nhiều cơ hội cho sinh viên”.
Để học tốt ngành Kinh tế xây dựng trường Đại học Thủy lợi và mở rộng cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp, cần trau dồi kiến thức và kỹ năng chuyên môn: Kinh tế đầu tư xây dựng, Quản lý xây dựng, Định giá sản phẩm xây dựng, quản lý chi phí xây dựng và sử dụng thành thạo các phần mềm chuyên dụng như Microsoft Project, Autocad, phần mềm dự toán, BIM… Đây là nền tảng để thực hiện công việc chuyên ngành một cách hiệu quả. Bên cạnh đó cần có kỹ năng mềm như làm việc nhóm, quản lý thời gian, giao tiếp và giải quyết vấn đề. Những kỹ năng này giúp sinh viên thích nghi với môi trường làm việc chuyên nghiệp, hợp tác hiệu quả và xử lý các tình huống phát sinh trong công việc. Cuối cùng là kỹ năng thực tế như học ngoại ngữ để hội nhập quốc tế, tham gia thực tập và làm thêm để tích lũy kinh nghiệm, tự học để cập nhật kiến thức mới và xây dựng mạng lưới quan hệ. Những kỹ năng này không chỉ giúp sinh viên tiếp cận với thị trường lao động mà còn tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển lâu dài trong sự nghiệp.
Việc tập trung rèn luyện đồng đều các kỹ năng trên trong thời gian học tại trường Đại học Thủy lợi sẽ là chìa khóa mở ra cơ hội việc làm trong tương lai. Còn chần chừ gì nữa, chúng mình luôn chờ đón và hy vọng các bạn nữ 2007 vào học tập và trải nghiệm tại mái trường Thủy lợi thân yêu với ngành học Kinh tế xây dựng nhé.