Tất tần tật về triển vọng việc làm của sinh viên sau khi tốt nghiệp chuyên ngành Logistics & Quản lý chuỗi cung ứng

Ngành logistics là ngành mới xuất hiện tại Việt Nam trong khoảng vài chục năm trở lại đây. Tuy vậy, nhưng đây cũng là ngành có tốc độ phát triển nhanh vượt bậc và dự đoán sẽ còn tiếp tục phát triển mạnh hơn nữa tại Việt Nam trong tương lai.

Theo báo cáo của Vietnam Report, hiện tại Việt Nam có hơn 4000 công ty logistics, cung cấp nhiều dịch vụ từ thủ tục vận chuyển hàng hóa cho đến đóng thuế,.. trong đó 88% là doanh nghiệp trong nước, 10% doanh nghiệp liên doanh và 2% doanh nghiệp nước ngoài, tập trung chủ yếu ở Hà Nội và TP.HCM. Đây là một ngành mới và đang phát triển, chính vì vậy nhu cầu nhân lực có trình độ cũng tăng cao.

1. Cơ hội việc làm khi học ngành Logistics và Quản lý Chuỗi cung ứng 

Cùng với sự phát triển của ngành Logistics và nhu cầu nhân lực cao, sinh viên tốt nghiệp ngành Logistics và Chuỗi cung ứng có cơ hội việc làm tốt với mức lương cạnh tranh tại:

- Các tập đoàn và các doanh nghiệp logistics trong và ngoài nước, hệ thống bán buôn, bán lẻ, các công ty tư vấn dịch vụ trong lĩnh vực phân phối, lưu thông hàng hóa.

- Các doanh nghiệp logistics vận tải biển, đường bộ, đường sắt, đường thủy, xăng dầu, doanh nghiệp chuyển phát nhanh… Các đại lý hàng không, Hải quan, đại lý vận tải biển... 

- Các trung tâm logistics, Khu công nghiệp logistics, Cụm logistics, ICD, cảng biển, cảng hàng không...

- Quản trị hoạt động logistics và quản lý chuỗi cung ứng đầu vào và đầu ra tại các doanh nghiệp sản xuất 

- Các tổ chức và cơ quan quản lý nhà nước về logistics như các cơ quan ban ngành, Sở, Bộ.. 

- Các viện nghiên cứu, các trường đại học và các tổ chức kinh tế- xã hội...

2. Học ngành Logistics và Quản lý Chuỗi cung ứng cần những gì?

Để học tốt ngành này, trước hết bạn cần có sự yêu thích nhất định với ngành. Ngoài ra, bạn cần một số tố chất sau:

-  Năng động và tư duy logic tốt

 - Sáng tạo, có khả năng thích ứng và linh hoạt

 - Giỏi ngoại ngữ và tin học

 - Kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng đàm phán và trình bày vấn đề.

3. Các lý do nên chọn ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng

- Nhân lực về logistics đang được săn đón

- Mức lương vô cùng cạnh tranh

- Cơ hội việc làm rộng mở, không đòi hỏi nhiều bằng cấp

- Được đi công tác nhiều nơi, được tiếp xúc đa dạng các lĩnh vực

- Có nhiều cơ hội thực tập và thực hành trong quá trình học tập

- Có nhiều cơ hội làm việc trong môi trường đa quốc gia

 Với những lý do trên, ngành học Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng là lựa chọn đáng đồng tiền bát gạo 

4. Học Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng ở đâu?

Hiện nay, có nhiều trường đại học, cao đẳng trên cả nước đào tạo ngành học này. Nếu bạn đang tìm kiếm một môi trường đào tạo chất lượng, cơ sở vật chất tốt, chương trình đào tạo chuyên sâu thì trường Đại học Thủy Lợi là một lựa chọn tối ưu. Đặc biệt, với hệ thống phòng thực hành mô phỏng, sinh viên ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung của trường sẽ được trải nghiệm thực tế tối đa trong quá trình học. 

5. Chương trình đào tạo ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng của trường Đai học Thủy Lợi như thế nào?

Thời gian đào tạo của ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng là 4 năm. Chương trình đào tạo theo hệ thống tín chỉ gồm 130 tín chỉ. 

Chương trình được thiết kế theo khung chương trình của các nước tiên tiến và phù hợp với điều kiện của Việt Nam, tập trung đào tạo kiến thức chuyên sâu về Tổ chức và quản lý logistics- chuỗi cung ứng ngành và nền kinh tế quốc dân; Tổ chức kinh doanh dịch vụ logistics; và Quản trị các hoạt động logistics và chuỗi cung ứng trong các doanh nghiệp và tổ chức.

Chương trình được thiết kế theo hướng ứng dụng, giảng dạy lý thuyết kết hợp với trải nghiệm thực tế, sinh viên có nhiều giờ thực hành tại các doanh nghiệp và phòng thực hành mô phỏng của ngành

Ngoài ra, sinh viên của ngành sẽ có cơ hội lớn phát triển nghề nghiệp, thăng tiến và làm việc tại nhiều nước tiên tiến trên thế giới như Nhật, Mỹ, Hàn Quốc...

6. Học ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng tại trường Đại học Thủy Lợi có được đào tạo các kỹ năng mềm không?

Các kỹ năng mềm được Nhà trường và ngành chú trọng đào tạo trong suốt quá trình học tập của sinh viên như Kỹ năng đàm phán, thuyết trình, viết báo cáo, trình bày vấn đề; Kỹ năng làm việc nhóm và kỹ năng tổ chức, quản lý theo chức năng, nhiệm vụ được phân công.. Ngoài ra, sinh viên còn được rèn luyện các kỹ năng dự báo, tối ưu hoá công việc, quản lý - điều hành, và giám sát.

  Gửi ý kiến phản hồi
152