Ngành du lịch 'khát' nhân lực, cơ hội cho người trẻ thế nào?

Ngành du lịch mở ra cơ hội cho nhiều người trẻ song bài toán nhân sự cho ngành công nghiệp không khói này vẫn luôn là vấn đề nan giải, đặc biệt sau dịch COVID-19.

Du lịch “khát” nhân lực

Xã hội phát triển, xu thế toàn cầu hóa giúp khoảng cách địa lý giữa các quốc gia được thu hẹp lại. Nhiều người trẻ lựa chọn xê dịch để mở mang kiến thức và khám phá những vùng đất mới. Do đó, ngành du lịch không ngừng phát triển và mang đến cơ hội việc làm rộng mở.

Song, do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, trong năm 2020-2021, lượng khách quốc tế và nội địa suy giảm nghiêm trọng, hàng triệu lao động trong ngành du lịch phải nghỉ việc. 

Năm 2022, dù vẫn còn ảnh hưởng của dịch bệnh, nhưng du lịch Việt Nam có những bước bứt phá ngoạn mục, đặc biệt là du lịch nội địa. Báo cáo của Tổng cục Du lịch thống kê, trong năm qua, tổng lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam ước đạt 3,5 triệu lượt; trong đó khách du lịch nội địa ước đạt 101,3 triệu lượt.

Tổng thu từ du lịch ước đạt 495 nghìn tỷ đồng. Dự kiến, nhu cầu du lịch sẽ tăng đột biến trong giai đoạn 2023 - 2030. 

Ngành du lịch “khát” nhân sự. (Ảnh minh họa)

Tuy nhiên, hiện nay, ngành du lịch Việt Nam đang “khát” nguồn nhân lực. Khảo sát cho thấy, mỗi năm, ngành này cần 40.000 lao động, trong khi nguồn lực cung cấp chỉ được 20.000 lao động. Bên cạnh đó, nhân lực chất lượng cao của ngành du lịch còn chiếm tỷ lệ thấp, trình độ chuyên môn chưa được cải thiện nhiều. 

Đứng trước bài toán nan giải này, để phát triển ngành du lịch tại Việt Nam, điều kiện cần thiết nhất chính là nâng cao chất lượng giảng dạy, đào tạo để có được nguồn nhân lực chất lượng cao hơn. 

Cơ hội cho người trẻ 

Là thế hệ năng động, giàu năng lượng, người trẻ sẵn sàng khám phá thế giới và chinh phục những điều thú vị chỉ với tấm hộ chiếu trong tay. Với những ai theo học ngành du lịch, trải nghiệm này càng trở nên đáng quý bởi họ được học, được khám phá và hưởng mức thu nhập hậu hĩnh. 

Để tốt nghiệp ngành du lịch, mỗi sinh viên cần trang bị đầy đủ kiến thức và kỹ năng cần thiết. Song song, đó là quá trình tích lũy vốn kiến thức văn hóa - xã hội thông qua sách vở, hoạt động văn hóa, phong trào… Đặc biệt, ngoại ngữ được coi là “chìa khóa vàng” để các bạn trẻ tiếp cận với cơ hội việc làm tốt hơn. 

Phòng thực hành Bàn-Bar, Đại học Thủy lợi

Tại trường đại học Thủy lợi, sinh viên được đào tạo rất cơ bản về kinh tế và quản trị kinh doanh, đồng thời khá toàn diện về dịch vụ du lịch và lữ hành, trên cơ sở tham khảo chương trình đào tạo của một số trường Đại học có uy tín trên thế giới. Chương trình đào tạo theo hướng chủ động hội nhập quốc tế với nội dung đào tạo nâng cao về ngoại ngữ chuyên ngành du lịch bằng tiếng Anh và ngoại ngữ thứ 2 hoặc thứ 3, nâng số tín chỉ học ngoại ngữ lên gấp 2,5 lần so với bình thường và so với một số trường khác. Thêm vào đó, chương trình học thực hành tại doanh nghiệp cũng được tăng cường hơn.

Đặc biệt, sinh viên trúng tuyển ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành tại đại học Thủy lợi có cơ hội theo học chương trình 2+2 hợp tác với Đại học Keimyung, Hàn Quốc. Bên cạnh đó, sinh viên cũng có thể dễ dàng theo học cùng lúc 02 chương trình cũng như theo học bậc học cao hơn tại trường hoặc các trường đại học trong nước và quốc tế.

Thông tin chi tiết hoặc tư vấn trực tiếp

Bộ môn Quản trị du lịch, P.305 nhà A5 trường Đại học Thủy lợi, 175 Tây Sơn, Đống Đa, Hà Nội.

ThS Vũ Ngọc Thư (0933048800, [email protected])

ThS Nguyễn Thị Thu Hà (0988678064, [email protected])