CHUẨN ĐẦU RA CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
Ngành đào tạo: Kinh tế xây dựng
Trình độ: Đại học chính quy
1. Mục tiêu đào tạo
1.1. Mục tiêu chung
Đào tạo nguồn nhân lực có trình độ kỹ sư về kinh tế xây dựng có kiến thức vững chắc, năng lực chuyên môn cao, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế của đất nước. Đào tạo người học có đủ sức khoẻ, có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, có khả năng tự học, tự nghiên cứu lên trình độ cao hơn, có khả năng sáng tạo và trách nhiệm nghề nghiệp, thích nghi với môi trường làm việc tại các tổ chức liên quan đến kinh tế xây dựng.
1.2. Mục tiêu cụ thể
Đào tạo kỹ sư kinh tế xây dựng với những mục tiêu cụ thể như sau:
- Mục tiêu 1: Người học được trang bị và nắm vững các kiến thức cơ bản về lý luận chính trị, kinh tế - xã hội, kỹ thuật, quản lý liên quan đến ngành kinh tế xây dựng.
- Mục tiêu 2: Người học được trang bị, nắm vững và biết phân tích, áp dụng các kiến thức chuyên sâu về kinh tế xây dựng vào công việc thực tế.
- Mục tiêu 3: Người học sau khi ra trường có kỹ năng nghề nghiệp, trình độ ngoại ngữ, tin học đáp ứng được yêu cầu công việc chuyên môn và hội nhập quốc tế.
- Mục tiêu 4: Định hướng cho người học trong việc hình thành thái độ tích cực và có ý thức và khả năng tự học và tiếp tục học tập ở bậc cao hơn để nâng cao kiến thức, sáng tạo trong công việc chuyên môn.
- Mục tiêu 5: Sau khi tốt nghiệp người học có đủ năng lực làm việc trong lĩnh vực kinh tế xây dựng và có thể làm việc ở các tổ chức xây dựng hoặc liên quan đến xây dựng.
2. Chuẩn đầu ra
2.1. Kiến thức
1. Vận dụng những kiến thức về lý luận chính trị, pháp luật của Nhà nước, an ninh quốc phòng để xác lập thái độ chính trị, ý thức công dân trong hành vi và ứng xử hàng ngày.
2. Vận dụng kiến thức khoa học tự nhiên, khoa học kinh tế, xã hội để học các môn cơ sở khối ngành, cơ sở ngành và áp dụng tính toán/giải quyết các vấn đề của ngành.
3. Ứng dụng được các kiến thức cơ sở khối ngành, cơ sở ngành trong kinh tế xây dựng.
4. Có năng lực lập, phân tích, đánh giá và thẩm định: dự án đầu tư xây dựng; hiệu quả đầu tư (bao gồm cả hiệu quả tài chính, hiệu quả kinh tế - xã hội); tổng mức đầu tư, dự toán xây dựng; hồ sơ thanh, quyết toán công trình xây dựng; định mức kinh tế - kỹ thuật và định giá xây dựng.
5. Có năng lực về xây dựng kế hoạch, tổ chức quản lý thực hiện dự án đầu tư xây dựng; quản lý các hoạt động liên quan đến tài chính, kinh tế xây dựng trong các tổ chức và doanh nghiệp xây dựng.
2.2. Kỹ năng
Kỹ năng nghề nghiệp
6. Có khả năng xử lý tình huống, giải quyết vấn đề chuyên môn và nghiên cứu độc lập, sáng tạo trong lĩnh vực kinh tế xây dựng.
7. Có tư duy và khả năng phản biện các vấn đề trong lĩnh vực kinh tế xây dựng.
Kỹ năng mềm
8. Có kỹ năng giao tiếp, truyền đạt vấn đề và giải pháp trong công việc; kỹ năng chuyển tải, phổ biến kiến thức.
9. Có khả năng dẫn dắt, khởi nghiệp, tạo việc làm cho mình và cho người khác.
Kỹ năng Tin học, Ngoại ngữ
10. Ứng dụng kiến thức cơ bản về công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu công việc trong lĩnh vực kinh tế xây dựng, đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định hiện hành.
11. Có năng lực ngoại ngữ tối thiểu bậc 3/6 theo Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam để đáp ứng yêu cầu chuyên môn.
2.3. Năng lực tự chủ và trách nhiệm
12. Có khả năng làm việc độc lập hoặc làm việc theo nhóm trong điều kiện làm việc thay đổi, chịu trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm đối với nhóm; Hướng dẫn, giám sát những người khác thực hiện nhiệm vụ xác định.
13. Có khả năng tự định hướng, nghiên cứu, đưa ra kết luận chuyên môn và có thể bảo vệ được quan điểm cá nhân; Có khả năng lập kế hoạch, quản lý các nguồn lực, đánh giá và cải thiện hiệu quả các hoạt động.
2.4. Phẩm chất đạo đức
14. Phẩm chất đạo đức cá nhân: ứng xử có văn hóa, sẵn sàng đương đầu với khó khăn, áp lực và chấp nhận rủi ro, kiên trì, linh hoạt, tự tin, chăm chỉ, nhiệt tình, say mê có tinh thần tìm tòi và khám phá, tự chủ, chính trực, phản biện, sáng tạo.
15. Phẩm chất đạo đức nghề nghiệp: trung thực, chấp hành nghiêm chỉnh quy chế làm việc của tổ chức, hành vi và ứng xử chuyên nghiệp, thái độ tích cực trong công việc, có tinh thần hợp tác tốt, có ý thức bảo vệ môi trường.
16. Phẩm chất đạo đức xã hội: có trách nhiệm với xã hội và tuân thủ pháp luật, ủng hộ và bảo vệ cái đúng, sáng tạo và đổi mới.
3. Định hướng nghề nghiệp sau khi tốt nghiệp
Kỹ sư kinh tế xây dựng có khả năng thực hiện công tác lập, đánh giá và quản lý dự án đầu tư xây dựng, phân tích hiệu quả dự án đầu tư, định giá, đấu thầu, nghiệm thu, thanh và quyết toán công trình xây dựng. Đây là công việc tại các công ty tư vấn thiết kế, công ty thi công xây dựng công trình, các ban quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình, các tổ chức, doanh nghiệp đầu tư xây dựng.
Kỹ sư kinh tế xây dựng có khả năng thẩm định và quản lý dự án đầu tư xây dựng, thẩm định tổng mức đầu tư, dự toán xây dựng, hồ sơ hoàn công, hồ sơ thanh, quyết toán tại các cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng từ Trung ương đến địa phương (Cục, vụ, sở, phòng, ban), tại các cơ quan kiểm toán, ngân hàng, kho bạc, bảo hiểm liên quan đến công tác đầu tư xây dựng.
Kỹ sư kinh tế xây dựng khả năng xây dựng các kế hoạch, tổ chức thực hiện và quản lý hoạt động liên quan đến tài chính, kinh tế xây dựng của các tổ chức và doanh nghiệp xây dựng.
Kỹ sư kinh tế xây dựng có khả năng làm việc trong các đơn vị nghiên cứu, trường học trong lĩnh vực xây dựng.
4. Định hướng học tập nâng cao trình độ sau khi tốt nghiệp
Với kiến thức cơ bản và chuyên sâu vững vàng cùng với kỹ năng nghề nghiệp và trình độ ngoại ngữ, tin học được trang bị từ quá trình học sẽ tạo điều kiện vững chắc cho sinh viên kinh tế xây dựng sau khi tốt nghiệp trong việc tự học, tự tra cứu và tiếp cận đến hệ thống tài liệu văn bản, giáo trình, sách chuyên khảo, bài báo khoa học để nâng cao kiến thức chuyên sâu phục vụ cho vị trí công việc cụ thể mà mỗi sinh viên đảm nhận tại đơn vị được tuyển dụng.
Sinh viên tốt nghiệp chương trình đào tạo có khả năng tiếp tục trau dồi thêm kỹ năng ở môi trường làm việc thông qua học hỏi và chia sẻ kinh nghiệm với các cán bộ đồng nghiệp, cán bộ quản lý và chuyên gia trong các lĩnh vực mà người học theo đuổi. Sinh viên sau khi tốt nghiệp có thể tiếp tục học thạc sĩ, tiến sĩ chuyên ngành kinh tế xây dựng để nâng cao trình độ, tiếp thu các kiến thức mới về kinh tế xây dựng trong thời kỳ công nghiệp 4.0.
5. Các chương trình đào tạo, tài liệu, chuẩn quốc tế đã tham khảo
Các chương trình đào tạo quốc tế đã tham khảo bao gồm:
- Chương trình đào tạo ngành Kinh tế xây dựng của Trường Viện khoa học kỹ thuật Unitec (New Zealand) với thời gian đào tạo: 3-4 năm, bằng tốt nghiệp cử nhân. Chi tiết theo link:
https://www.unitec.ac.nz/career-and-study-options/quantity-surveying/bachelor-of-construction-construction-economics
- Chương trình đào tạo ngành Kinh tế xây dựng, Đại học Holmesglen (Australia) : Thời gian học là 4 năm. Chi tiết theo link
https://holmesglen.edu.au/Courses/Building-and-Construction/Building-and-Construction-Management/Bachelor-of-Construction-Management-and-Economics/
- Chương trình đào tạo ngành Kinh tế xây dựng của Trường Đại học ĐH kỹ thuật Dublin (Ireland): Thời gian học 8 kỳ thuộc 4 năm. Chi tiết theo link: https://tudublin.ie/study/undergraduate/courses/quantity-surveying-and-construction-econ-tu837/
-
-
-
-