Sinh viên đi làm thêm và những điều cần biết

Trong sự phát triển không ngừng của đời sống – xã hội, rất nhiều bậc phụ huynh lo ngại việc cho con mình đi làm thêm ngoài giờ đi học vì sợ ảnh hưởng đến thời gian và sức khỏe. Nhưng không ít bạn trẻ sớm đã có tư tưởng muốn tự lập tài chính và giúp thêm kinh tế gia đình nên đã lựa chọn những công việc partime làm ngắn hạn.

* Những lợi ích mang lại khi sinh viên đi làm thêm

Có thêm thu nhập:

Vấn đề tài chính luôn là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến việc đi làm thêm của hầu hết các sinh viên đang đi học trên giảng đường. Nhiều bạn sinh viên có hoàn cảnh gia đình khá khó khăn, để duy trì việc học với mức học phí luôn tăng lên mỗi năm, các bạn buộc phải tìm thêm việc làm ngoài giờ để trang trải phụ giúp gia đình.

Mặc khác, một số bạn kinh tế gia đình ổn định vững vàng vẫn lựa chọn cho mình một công việc làm thêm. Vì các bạn muốn được tự chủ tài chính hơn, có thêm nguồn thu nhập của riêng mình và học cách tự lập kiếm tiền từ khi còn trẻ.

Học được cách quản lý tiền

Kỹ năng quản lý tài chính luôn cần thiết cho tất cả mọi người. Thu nhập có từ những công việc partime luôn không cao, chỉ có thể dao động từ 1 triệu đến 3 triệu mỗi tháng vì sự hạn hẹp của thời gian bạn bỏ ra với công việc. Partime được chi trả lương theo giờ, mức trung bình trả lương cho công việc này hiện nay từ 19 - 25 nghìn đồng/giờ tùy tính chất công việc. Ngoài ra không có khoản phụ cấp nào thêm cho partime, chính vì thế thu nhập ít đồng nghĩa bạn cần học cách quản lý tiền và chi tiêu hàng tháng của mình. Khi chúng ta ở độ tuổi trưởng thành, không thể cứ xin tiền từ cha mẹ khi muốn mua một món đồ yêu thích nào đó. Việc tự kiếm tiền sẽ giúp chúng ta trân trọng sức lao động và sử dụng đồng tiền hợp lý hơn.

Quản lý thời gian

Khi bạn vừa đi làm vừa đi học, thời gian quả thật rất bận rộn và cần bạn phải biết sắp xếp một cách linh hoạt để đảm bảo mọi thứ được vận hành trơn tru nhất. Đó chính là kỹ năng quản lý thời gian mà bạn sẽ học được khi lựa chọn làm thêm ngoài giờ học.

Hiện nay, các trường đại học đều đào tạo theo hình thức tín chỉ, do vậy lịch học trên giảng đường không phải lúc nào cũng cố định như thời còn là học sinh cấp 3. Bạn phải đăng kí lịch theo môn, theo tín chỉ và phải có một thời khóa biểu cho riêng mình mỗi học kì. Chính lẽ đó, kỹ năng quản lý thời gian hợp lí giữa học và làm trở nên rất quan trọng.

Hãy biết điều phối thời gian giữa học và làm sao cho hợp lý mà bạn cũng còn thời gian để nghỉ ngơi.

Rèn luyện sự tự tin

Quyết định của một sinh viên có nên đi làm thêm không, là bước ngoặt để bạn tiến gần hơn với sự thay đổi trong bản thân của mình. Khi bạn va chạm vào những công việc trong xã hội chính là lúc bạn cho phép mình mở rộng vùng an toàn nhiều hơn.

Khi đi làm thêm bạn buộc phải cho mình sự tự tin để giao tiếp, ứng xử với rất nhiều người. Song song đó, khi bạn làm việc và kiếm được những đồng lương đầu tiên trong cuộc đời, bạn sẽ có thêm nhiều tự tin hơn với chính bản thân mình.

Có nề nếp hơn

Tuy là công việc làm thêm ngoài giờ nhưng mỗi công việc đều có quy tắc và tính kỹ luật riêng của nó. Khi bạn lựa chọn đi làm thêm, tức là bạn cần phải học cách tuân theo những quy định mà nơi làm việc đã lập ra.

Bạn sẽ hạn chế được lối sống vô tư phóng khoáng của mình, thay vào đó là các thói quen trong việc sắp xếp thời gian, kế hoạch công việc, sắp xếp đồ đạc sạch sẽ, ngăn nắp gọn gàng hơn.

* Một số gương mặt các sinh viên chuyên ngành kinh tế xây dựng vừa đi làm thêm và có kết quả học tập khá, giỏi.

1. Bạn Phạm Thị Phương Thảo – sinh viên chuyên ngành kinh tế xây dựng. Bạn bố trí công việc làm thêm khá phù hợp: làm 4 ngày/tuần, mỗi ngày làm 5 tiếng, thời gian còn lại bạn học trên giảng đường và tự học ở thư viện. Với cách bố trí thời gian khoa học và hợp lý nên điểm tích lũy đến nay là 3.48 – kết quả này đáng ngưỡng mộ đối với các bạn sinh viên vì sẽ cầm chắc bằng tốt nghiệp loại giỏi trong tay.

Hình ảnh bạn Phạm Thị Phương Thảo sinh viên năm thứ 3

2. Bạn Nguyễn Thu Hồng sinh viên năm thứ 3 chuyên ngành kinh tế xây dựng. Ngoài giờ học trên lớp, hiện nay bạn đang làm cộng tác viên tại Viện tin học Xây dựng của Đại học Xây dựng. Với cách bố trí công việc và việc học tập hợp lý, điểm tích lũy đến nay là 3.40,  bạn cũng sẽ có tấm bằng tốt nghiệp loại giỏi khi ra   trường.

Hình ảnh xinh tươi của Thu Hồng

3. Bạn Nguyễn Hoàng Phương Thảo,  sinh viên năm thứ 3 chuyên ngành kinh tế xây dựng. Với điểm tích lũy hiện tại đạt loại khá, bạn đi làm thêm 5 ngày/tuần, mỗi ngày 4 tiếng. Ngoài ra bạn còn tham gia ban cán sự lớp, hiện là bí thư chi đoàn của lớp. 

Hình ảnh cô bí thư xinh đẹp Nguyễn Hoàng Phương Thảo

4. Bạn Phan Quỳnh Anh, sinh viên lớp 62QLXD-KT1, hiện tại bạn cũng sắp xếp công việc để đi làm thêm 5 ngày mỗi tuần, mỗi ngày 4 tiếng, kết quả học tập với số điểm tích lũy là 2,87. Quỳnh Anh là lớp trưởng trong hai năm đầu và hiện tại bạn đang làm bí thư của lớp 62QLXD-KT1.

Hình ảnh nữ sinh năng động Phan Quỳnh Anh

Bằng nỗ lực và sự cố gắng của bản thân, nhiều sinh viên đã kết hợp và cân bằng được cả hai nhiệm vụ là học tập và đi làm thêm. Khi đi học thì cố gắng tiếp thu kiến thức trên lớp thật tốt, lúc nào làm việc thì cần tập trung và hết mình. Thành quả sẽ xứng đáng cho những người có ý chí và quyết tâm để thực hiện các mục tiêu đăt ra cho bản thân mình.