Việc chọn trường, chọn ngành nghề luôn là những vấn đề được các học sinh cũng như phụ huynh băn khoăn hơn cả trong mỗi mùa tuyển sinh. Vậy làm thế nào để chọn được ngành, nghề phù hợp với mỗi cá nhân? Sau đây là một vài gợi ý cho các bậc phụ huynh và các em học sinh:
Thứ nhất: Xác định thế mạnh của mình là gì?
Thế mạnh là một yếu tố quan trọng trong lựa chọn nghề nghiệp. Trước hết việc em yêu thích, học tốt ở môn học nào đó có thể quyết định khả năng làm việc, phát triển của em ở ngành nghề đó trong tương lai. Ví dụ, một bạn có thế mạnh về ngôn từ, ngoại ngữ sẽ dễ phát triển ở mảng truyền thông, báo chí,…; học sinh yêu thích các môn toán, khoa học tự nhiên sẽ có thế mạnh ở khả năng tư duy logic và có thể lựa chọn những ngành kỹ thuật, công nghệ; hay nếu em có khả năng vận động tốt có thể lựa chọn ngành thể dục thể thao, hay các ngành liên quan đến chăm sóc cảnh quan, cây cối, có thể dành thời gian ngoài trời,…
Vì vậy, bước đầu tiên trên hành trình tìm kiếm ngành nghề phù hợp với mình, các em hãy dành thời gian để khai phá những thế mạnh của bản thân nhé!
Thứ hai: Thực hiện trắc nghiệm nghề nghiệp
Trắc nghiệm nghề nghiệp là một lựa chọn không tồi giúp bạn khám phá bản thân. Các bài trắc nghiệm nghề nghiệp sẽ tìm ra đặc điểm nhóm tính cách, các kỹ năng công việc, ưu, nhược điểm, nghề nghiệp phù hợp của từng cá nhân, mang đến cái nhìn tổng thể về công việc tương lai.
Thứ ba: Lắng nghe những ước muốn của bản thân
Mỗi người đều có mong muốn khác nhau về công việc ngoài yếu tố lương, lộ trình thăng tiến… Có người sẽ ưa thích sự cân bằng, ổn định, cũng có người lại thích sự sáng tạo, hay làm việc dưới áp lực cao.
Một khi xác định được mong muốn, yêu cầu công việc của mình, các em có thể tìm được ngành nghề phù hợp giữa một rừng các ngành học khác nhau hiện nay. Chẳng hạn, em yêu thích sự ổn định thì có thể hướng tới những công việc văn phòng, những sẽ không phù hợp lắm với nghề kinh doanh vốn cần sự quyết liệt, ưa mạo hiểm một chút.
Đương nhiên, bởi vì chưa có quá nhiều kinh nghiệm, việc xác định nghề nghiệp của các em có thể không đủ chính xác, không phù hợp với thực tế nghề nghiệp. Vậy nên, các em hãy tìm đến những người hướng dẫn giàu kinh nghiệp có thể lắng nghe, phan tích và định hướng con đường tương lai cho mình như bố mẹ, thầy cô, hay những chuyên gia hướng nghiệp uy tín.
Thứ tư: Chiến thuật chọn ngành, chọn trường
Sau khi tốt nghiệp THPT, mỗi em sẽ có định hướng riêng cho mình là học nghề hay học ĐH-CĐ. Tuy nhiên tại Việt Nam, học đại học vẫn là một lựa chọn tương đối phổ biến. Chọn nghề đã khó, chọn ngành, chọn trường lại càng nan giải. Vậy có một gợi ý nào để việc chọn ngành, chọn trường trở nên dễ dàng hơn không?
Trước hết, các em hãy khoanh vùng một số ngành nghề phù hợp dựa trên những yếu tố kể trên, tìm hiểu thật kỹ về các ngành nghề đó, ví dụ: triển vọng nghề nghiệp, thu nhập, kỹ năng công việc,… Các em có thể tìm hiểu trên các kênh thông tin truyền thông, hỏi ý kiến người thân, chuyên gia tư vấn hướng nghiệp, thầy cô…
Sau khi đã xác định được nghề nghiệp cụ thể, các em tìm đến những ngành đào tạo nghề nghiệp đó tại các trường đại học, tìm hiểu chương trình đào tạo, học phí, tỉ lệ sinh viên có việc sau khi tốt nghiệp, môi trường học tập, sinh hoạt ngoại khóa tại trường, mức điểm chuẩn các năm trước. Bước này sẽ giúp các em có cái nhìn rõ hơn về ngành học, từ đó chọn ra ngành, trường học phù hợp với năng lực, điểm số, điều kiện kinh tế của bản thân.
Thứ năm: Muốn Trò hay thì phải có Thầy giỏi
Người học, dù có thông minh, sáng dạ đến bao nhiêu đi chăng nữa thì cũng rất khó tự học để đỗ đạt, thành người được. Người Thầy đóng vai trò chèo lái con thuyền tri thức, hỗ trợ, giải đáp những khó khăn, vướng mắc trong học tập để các em học sinh, sinh viên vững bước trong quá trình học tập, trau dồi kiến thức. Một đội ngũ giảng viên giỏi, nhiệt huyết, gần gũi, thương yêu sinh viên sẽ là nền tảng để tạo nên thế hệ sinh viên ưu tú, giỏi giang.
Hãy đến với ngành Kinh tế xây dựng – Khoa Kinh tế và Quản lý của Trường Đại học Thủy lợi – nơi ươm mầm những tài năng của đất nước tương lai.
Giảng viên Bộ môn Kinh tế xây dựng, trường Đại học Thủy lợi
Là một Bộ môn truyền thống và đầu ngành của Khoa Kinh tế và Quản lý, Bộ môn có 12 cán bộ, giảng viên, trong đó có 1 Phó giáo sư, 6 Tiến sĩ, 5 Thạc sĩ. Ngoài những kiến thức được học tập trên lớp, các em sinh viên còn có cơ hội được học tập, tham gia các đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, cấp Nhà nước, được tham gia các dự án sản xuất thực tế để học tập kinh nghiệm làm việc thực tế đáp ứng công việc sau này.