Học kế toán trường đại học Thủy Lợi có dễ xin việc và được trả lương cao không?

Khi chọn trường, chọn ngành học, một trong những vẫn đề phụ huynh và các thí sinh quan tâm là chất lượng đào tạo của các trường đại học, khả năng xin được việc làm đúng ngành đào tạo và thu nhập hàng tháng. Để trả lời cho câu hỏi này, chúng tôi xin cung cấp số liệu khảo sát sinh viên đã tốt nghiệp các khóa 58, 59 và 60 trong 3 năm gần đây nhất (ra trường các năm 2020, 2021 và 2022).

Khi chọn trường, chọn ngành học, một trong những vẫn đề phụ huynh và các thí sinh quan tâm là chất lượng đào tạo của các trường đại học, khả năng xin được việc làm đúng ngành đào tạo và thu nhập hàng tháng.

Để trả lời cho câu hỏi này, chúng tôi xin cung cấp số liệu khảo sát sinh viên đã tốt nghiệp các khóa 58, 59 và 60 trong 3 năm gần đây nhất (ra trường các năm 2020, 2021 và 2022).

1. Chất lượng đào tạo

Để đánh giá chất lượng đào tạo của ngành kế toán, trường đại học Thủy Lợi, chúng tôi đặt ra 2 câu hỏi:

Câu hỏi 1: "Kiến thức, kỹ năng được đào tạo ở trường có đáp ứng được nhu cầu làm việc của bạn không?"

Trả lời câu hỏi này, phần lớn những sinh viên làm các công việc liên quan đến kế toán đều đánh giá tốt CTĐT của trường. Những sinh viên làm trái ngành cho rằng CTĐT chỉ đáp ứng một phần nhu cầu làm việc cũng cho thấy CTTDT không chỉ trang bị cho sinh viên các kiến thức kế toán mà còn trang bị cả các kiến thức về kinh doanh, quản trị và phương pháp tư duy giải quyết các tình huống phản ánh trong công việc.

Hình 1. Một số ý kiến trả lời của sinh viên cho câu hỏi 1

Câu hỏi 2. "Để nâng cao chất lượng đào tạo, nhà trường cần cải tiến những gì?".

Trả lời câu hỏi này, phần lớn các ý kiến đều đánh giá CTĐT của trường tốt, không cần cải tiến.

Ngoài các ý kiến đánh giá CTĐT của trường tốt, một số ý kiến muốn CTĐT dạy thêm các kiến thức về excel, các kỹ năng mềm, tiếng Anh và thực hành kế toán.

Hình 2. Một số câu trả lời về đề xuất cải tiến CTĐT

2. Tỷ lệ sinh viên tìm được việc làm trước khi tốt nghiệp là bao nhiêu?

Kết quả khảo sát cho thấy, trong những năm gần đây, khoảng 2/3 (trên 65%) sinh viên đã tìm được việc làm ngay từ cuối năm thứ 3. Từ năm thứ 4, tỷ lệ sinh viên có việc làm đúng ngành ngày càng tăng. Cụ thể:

Tỷ lệ sinh viên có việc làm trước khi tốt nghiệp của sinh viên ngành kế toán khóa 58 (tốt nghiệp năm 2020) là 74,9% trong đó tỷ lệ có việc làm liên quan đến kế toán là 62,5%. 12,4% có việc làm không liên quan đến kế toán như nhân viên văn phòng, nhân viên kinh doanh, quản lý, giám sát, v.v...

Tỷ lệ sinh viên có việc làm liên quan đến kế toán trước khi ra trường đã tăng lên đáng kể. Tỷ lệ sinh viên có việc làm trước khi tốt nghiệp là 81,4%. Trong đó tỷ lệ việc làm liên quan đến kế toán là 71,1%. Các công việc phổ biến là kế toán viên, kế toán nội bộ, kế toán công nợ.

Tỷ lệ sinh viên có việc làm trước khi tốt nghiệp là 79%, thấp hơn gần 2,5% so với khóa trước. Tỷ lệ có việc làm liên quan đến kế toán là 67,6%.

Như vậy, tình trung bình trong 3 năm, tỷ lệ sinh viên ngành kế toán có việc làm trước khi ra trường đều trên 70%, trong đó tỷ lệ có việc làm liên quan đến kế toán đạt trên 60%.

Hình 3. Tỷ lệ có việc làm trước khi tốt nghiệp của khóa 58 (ra trường năm 2020)

Hình 4. Tỷ lệ sinh viên có việc làm trước khi tốt nghiệp của khóa 59 (ra trường năm 2021)

Hình 5. Tỷ lệ sinh viên có việc làm trước khi tốt nghiệp của khóa 60 (ra trường năm 2022)

3. Thu nhập của sinh viên ngành kế toán mới ra trường có cao không?

Phần lớn thu nhập khi mới ra trường của sinh viên ngành kế toán dao động từ 6-8 triệu đồng một tháng. Những sinh viên làm các công việc giản đơn hoặc đang là thực tập sinh thường có mức thu nhập thấp hơn. Một số sinh viên có mức thu nhập trên 10 triệu đồng. Đặc biệt, những sinh viên làm các công việc như tư vấn tài chính, kinh doanh và giám sát có thu nhập từ 10 đến 15 triệu ngay khi mới ra trường. Những sinh viên có thu nhập cao trên 10 triệu đồng thường làm những công việc không liên quan đến ngành kế toán như kinh doanh, tư vấn bán hàng, quản lý, giám sát. Thu nhập cao hơn so với mức bình quân có thể là nguyên nhân thu hút những sinh viên này chuyển sang làm những công việc không liên quan đến chuyên môn được đào tạo.

Hình 6. Công việc đang làm, mức thu nhập và đề xuất cải tiến CTĐT

4. Kết luận

Dựa trên kết quả khảo sát có thể thấy CTĐT ngành kế toán đã cơ bản trang bị được cho sinh viên các kiến thức và kỹ năng đáp ứng được yêu cầu công việc liên quan đến kế toán, đáp ứng được một phần cho những công việc như kinh doanh, quản lý, giám sát.

Mức thu nhập của sinh viên mới ra trường chưa phải là cao nhưng cũng tương đương với sinh viên mới ra trường của các trường đại học khác.

Nếu tích cực và năng động sinh viên có thể tìm được việc làm ngay từ trước khi tốt nghiệp (cuối năm thứ 3, đầu năm thứ 4). Mặc dù ngay từ học kỳ đầu tiên, CTĐT đã dạy cho sinh viên các kiến thức và kỹ năng cơ bản liên quan đến tin học văn phòng, tiếng Anh cơ bản và kỹ năng giao tiếp, thuyết trình. Đối với kiến thức chuyên môn, CTĐT đã giảng dạy cho sinh viên các kiến thức kế toán quản trị (3 học phần), kế toán thuế, phân tích báo cáo tài chính bằng các giáo trình mới và hiện đại nhất. Tuy nhiên, để phát triển các kỹ năng này sinh viên cũng cần chủ động hơn trong việc tự học, tự thực hành và trang bị thêm các kỹ năng mềm cần thiết cho công việc và cuộc sống.

Bộ môn Kế toán