MỤC TIÊU ĐÀO TẠO VÀ CHUẨN ĐẦU RA NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH DÀNH CHO SINH VIÊN K59

Với nỗ lực không ngừng nghỉ nhằm phát triển chương trình đào tạo, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội, đặc biệt là trong thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0, ngành QTKD đã thống nhất và áp dụng mục tiêu đào tạo và chuẩn đầu ra mới cho sinh viên, bắt đầu từ K59

Tại Đại học Thủy lợi, sinh viên sẽ được đào tạo ngành QTKD theo chương trình đào tạo tiên tiến, đáp ứng các tiêu chuẩn cao nhất trong đào tạo lĩnh vực kinh doanh và quản trị; môi trường học tập năng động; hệ thống cơ sở vật chất kĩ thuật hiện đại sẽ giúp bạn nắm bắt được các bí quyết cũng như làm chủ các kĩ năng quản lí như lập kế hoạch kinh doanh, xây dựng chiến lược kinh doanh, chính sách giá, nghiên cứu thị trường, marketing sản phẩm, truyền thông thương hiệu…, đặc biệt là những kiến thức và kỹ năng cần thiết để thích ứng với thời đại 4.0

Bộ môn QTKD cam kết mang lại chương trình đào tạo tốt nhất, tiên tiến nhất với mục tiêu và chuẩn đầu ra đáp ứng nhu cầu về nhân lực chất lượng cao của xã hội.

A. Mục tiêu đào tạo

1. Mục tiêu 1 (MT1): Có hiểu biết tốt về nền tảng của quản trị, có tư duy hệ thống, phân tích phản biện, đề xuất các phương án giải quyết các vấn đề về quản trị kinh doanh

2. Mục tiêu 2 (MT2): Có khả năng thích nghi và tự học tập thông qua hoạt động thực tiễn trong các lĩnh vực chuyên môn về kinh tế, quản lý và quản trị kinh doanh

3. Mục tiêu 3 (MT3): Có khả năng giải quyết các vấn đề về vận hành và quản lý trong doanh nghiệp thông qua khả năng hợp tác và lãnh đạo đổi mới trong tổ chức

4. Mục tiêu 4 (MT 4): Là các công dân toàn cầu, có đạo đức, có trách nhiệm xã hội, có năng lực cộng tác và hoạch định phát triển bản thân

B. Chuẩn đầu ra

B.1 Về Kiến thức

1. Hiểu và vận dụng được các kiến thức đại cương (toán, xác suất thống kê, tin học) vào việc tính toán, mô phỏng, phân tích, tổng hợp một số vấn đề kinh tế và quản trị kinh doanh

2. Hiểu và vận dụng được những kiến thức cơ bản về kinh tế, kinh doanh và quản lý, kiến thức chuyên môn về các lĩnh vực quản trị trong doanh nghiệp như: Quản trị chiến lược, Quản trị tác nghiệp, Quản trị Marketing, Quản trị nguồn nhân lực, Quản trị tài chính, Quản trị dự án, Quản trị rủi ro, Quản trị chất lượng....

3. Hiểu và áp dụng được những kiến thức chuyên môn sâu về một trong ba lĩnh vực: quản trị kinh doanh quốc tế, quản trị marketing, quản trị kinh doanh thương mại điện tử

B.2 Về Kỹ năng/ năng lực

4. Vận dụng các kiến thức vào thực tiễn hoạch định, tổ chức thực hiện chiến lược kinh doanh và điều hành các lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp. Thực hiện các nghiệp vụ quản trị kinh doanh của doanh nghiệp một cách khoa học và hiệu quả. Có khả năng giải quyết các công việc đơn giản, thường xuyên xảy ra, có tính quy luật, dự báo được. Có khả năng khởi nghiệp, phát triển cơ hội kinh doanh.

5. Áp dụng tư duy kinh tế, tư duy hệ thống, tư duy chiến lược trong giải quyết vấn đề hoặc ra quyết định

6. Có khả năng lập luận, phát hiện và giải quyết vấn đề kinh tế/kinh doanh

7. Có khả năng nghiên cứu và khám phá kiến thức để phát triển và thử nghiệm những giải pháp mới

8. Có kỹ năng quản lý và lãnh đạo: Kỹ năng lập kế hoạch, Kỹ năng tổ chức, phân giao công việc, kỹ năng lãnh đạo, kiểm soát tình hình thực hiện công việc.

9. Có Kỹ năng làm việc nhóm: Thành lập và khai thác các nhóm làm việc theo yêu cầu, Tổ chức và vận hành các hoạt động của nhóm, Phát triển nhóm làm việc theo yêu cầu, Lãnh đạo các nhóm làm việc, Liên kết và khai thác các nhóm làm việc khác nhau

10. Có Kỹ năng giao tiếp hiệu quả: lập luận sắp xếp ý tưởng, giao tiếp bằng văn bản và các phương tiện truyền thông, thuyết trình, giao tiếp với các cá nhân và tổ chức, …

11. Có Kỹ năng cá nhân: Tư duy phê phán; quản trị bản thân và quản trị tổ chức; phát huy các kinh nghiệm trong phân tích và xử lý các tình huống quản trị kinh doanh;

12. Có khả năng sử dụng ngoại ngữ trong công việc: đạt năng lực ngoại ngữ bậc 2 theo Khung năng lực Ngoại ngữ 6 bậc Việt Nam do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành

13. Sử dụng hiệu quả các công cụ và phương tiện hiện đại, phần mềm chuyên dụng (Microsoft Office, SPSS, ERP, Email, EDI…) trong công việc đạt Chuẩn kỹ năng sử dụng CNTT cơ bản theo Thông tư 03/2014/TT-BTTTT.

B.3 Về Phẩm chất

14. Đạo đức cá nhân: Sẵn sàng đương đầu với khó khăn, áp lực và chấp nhận rủi ro, Kiên trì, Linh hoạt, tự tin, Chăm chỉ, nhiệt tình, say mê có tinh thần tìm tòi và khám phá, Tự chủ, chính trực, phản biện, sáng tạo

15. Đạo đức nghề nghiệp: có đạo đức nghề nghiệp, chấp hành nghiêm chỉnh quy chế làm việc của tổ chức, hành vi và ứng xử chuyên nghiệp, thái độ tích cực trong công việc, có tinh thần hợp tác tốt với các đồng nghiệp trong quá trình làm việc, độc lập, chủ động, …;

16. Đạo đức xã hội: có trách nhiệm với xã hội và tuân thủ pháp luật.

C. Vị trí làm việc sau khi tốt nghiệp

Các cử nhân tốt nghiệp ngành QTKD sẽ có cơ hội làm việc tại các vị trí, tổ chức như:

• Nhân viên hoặc quản lý tại các tổ chức kinh doanh và phi kinh doanh, 

• Nhân viên hoặc quản lý tại các tổ chức thuộc mọi lĩnh vực kinh tế-xã hội, 

• Nhân viên hoặc quản lý tại các tổ chức thuộc mọi thành phần kinh tế

Sinh viên sẽ có khả năng từng bước phát triển nghề nghiệp theo các hướng sau:

- Nhà quản trị chuyên ngành (kinh doanh, marketing, tài chính, sản xuất, nhân sự, ..) trong tổ chức

- Nhà quản trị chiến lược trong tổ chức

- Nhà quản trị tác nghiệp trong tổ chức

- Nhà quản trị công nghệ trong tổ chức

- Nhà quản trị đào tạo trong tổ chức

- Nhà phát triển kinh doanh trong tổ chức

- Nhà quản trị thay đổi trong tổ chức

- Nhà quản trị tái cấu trúc trong tổ chức

- Nhà quản trị thiết kế sản phẩm và dịch vụ trong tổ chức

- Nhà tích hợp hệ thống quản lý 

- Nhà nghiên cứu

 Đặc biệt, ngành QTKD đã phát triển 3 module mới nhất, phù hợp với thời đại và nhu cầu học tập của sinh viên:

  • Module Quản trị kinh doanh quốc tế:

Chuyên viên/Cán bộ quản lý kinh doanh, xuất nhập khẩu của các đơn vị sản xuất kinh doanh, các công ty thương mại, công ty xuất nhập khẩu, công ty giao nhận vận tải ngoại thương, văn phòng đại diện, đại lý vận tải tàu biển, hàng không, bảo hiểm, ngân hàng…

  • Module Quản trị marketing:

Chuyên viên marketing tổng hợp, chuyên viên nghiên cứu thị trường, giám sát bán hàng, chuyên viên truyền thông marketing, quảng cáo, PR trong mọi loại hình doanh nghiệp;

  • Module Quản trị kinh doanh thương mại điện tử:

Chuyên viên/Cán bộ quản lý tại các công ty cung cấp giải pháp về thương mại điện tử, các công ty đang hoặc có dự định triển khai hoạt động và ứng thương mại điện tử. Chuyên viên kinh doanh/bán hàng trực tuyến.

Tự khởi nghiệp kinh doanh thương mại điện tử

D. Khả năng học tập và nâng cao trình độ sau khi tốt nghiệp

- Tiếp tục học tập nâng cao kiến thức cơ bản, kiến thức chuyên sâu ở trình độ thạc sỹ, tiến sỹ chuyên ngành trong lĩnh vực kinh tế quản trị kinh doanh;

- Có đủ năng lực tiến hành nghiên cứu chuyên sâu về kinh tế quản trị kinh doanh

Mối quan hệ giữa Mục tiêu đào tạo và Chuẩn đầu ra

STT

Chuẩn đầu ra

Mục tiêu đào tạo

1

2

3

4

1

Hiểu và vận dụng được các kiến thức đại cương (toán, xác suất thống kê, tin học) vào việc tính toán, mô phỏng, phân tích, tổng hợp một số vấn đề kinh tế và quản trị kinh doanh

x

 

x

 

2

Hiểu và vận dụng được những kiến thức cơ bản về kinh tế, kinh doanh và quản lý, kiến thức chuyên môn về các lĩnh vực quản trị trong doanh nghiệp như: Quản trị chiến lược, Quản trị tác nghiệp, Quản trị Marketing, Quản trị nguồn nhân lực, Quản trị tài chính, Quản trị dự án, Quản trị rủi ro, Quản trị chất lượng....

x

 

x

 

3

Hiểu và áp dụng được những kiến thức chuyên môn sâu về một trong ba lĩnh vực: quản trị kinh doanh quốc tế, quản trị marketing, quản trị kinh doanh thương mại điện tử

x

 

x

 

4

Vận dụng các kiến thức vào thực tiễn hoạch định, tổ chức thực hiện chiến lược kinh doanh và điều hành các lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp. Thực hiện các nghiệp vụ quản trị kinh doanh của doanh nghiệp một cách khoa học và hiệu quả. Có khả năng giải quyết các công việc đơn giản, thường xuyên xảy ra, có tính quy luật, dự báo được. Có khả năng khởi nghiệp, phát triển cơ hội kinh doanh.

x

x

x

x

5

Áp dụng tư duy kinh tế, tư duy hệ thống, tư duy chiến lược trong giải quyết vấn đề hoặc ra quyết định

x

 

x

 

6

Có khả năng lập luận, phát hiện và giải quyết vấn đề kinh tế/kinh doanh

x

x

x

 

7

Có khả năng nghiên cứu và khám phá kiến thức để phát triển và thử nghiệm những giải pháp mới

x

x

x

 

8

Có kỹ năng quản lý và lãnh đạo: Kỹ năng lập kế hoạch, Kỹ năng tổ chức, phân giao công việc, kỹ năng lãnh đạo, kiểm soát tình hình thực hiện công việc.

x

 

x

x

9

Có Kỹ năng làm việc nhóm: Thành lập và khai thác các nhóm làm việc theo yêu cầu, Tổ chức và vận hành các hoạt động của nhóm, Phát triển nhóm làm việc theo yêu cầu, Lãnh đạo các nhóm làm việc, Liên kết và khai thác các nhóm làm việc khác nhau

 

x

x

x

10

Có Kỹ năng giao tiếp hiệu quả: lập luận sắp xếp ý tưởng, giao tiếp bằng văn bản và các phương tiện truyền thông, thuyết trình, giao tiếp với các cá nhân và tổ chức, …

x

 

x

x

11

Có Kỹ năng Tư duy phê phán; quản trị bản thân và quản trị tổ chức; phát huy các kinh nghiệm trong phân tích và xử lý các tình huống quản trị kinh doanh;

 

x

x

x

12

Có khả năng sử dụng ngoại ngữ trong công việc: đạt năng lực ngoại ngữ bậc 2 theo Khung năng lực Ngoại ngữ 6 bậc Việt Nam do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành

x

 

x

x

13

Sử dụng hiệu quả các công cụ và phương tiện hiện đại, phần mềm chuyên dụng (Microsoft Office, SPSS, ERP, Email, EDI…) trong công việc đạt Chuẩn kỹ năng sử dụng CNTT cơ bản theo Thông tư 03/2014/TT-BTTTT.

x

 

x

x

14

Đạo đức cá nhân: Sẵn sàng đương đầu với khó khăn, áp lực và chấp nhận rủi ro, Kiên trì, Linh hoạt, tự tin, Chăm chỉ, nhiệt tình, say mê có tinh thần tìm tòi và khám phá, Tự chủ, chính trực, phản biện, sáng tạo

x

x

 

x

15

Đạo đức nghề nghiệp: có đạo đức nghề nghiệp, chấp hành nghiêm chỉnh quy chế làm việc của tổ chức, hành vi và ứng xử chuyên nghiệp, thái độ tích cực trong công việc, có tinh thần hợp tác tốt với các đồng nghiệp trong quá trình làm việc, độc lập, chủ động, …;

 

x

 

x

16

Đạo đức xã hội: có trách nhiệm với xã hội và tuân thủ pháp luật.

 

x

 

x