Kinh doanh online sau Covid19 – Cơ hội và thách thức cho sinh viên Kinh Tế

Theo Mike Anthony: “Chúng ta đang dần chứng kiến sự biến mất thị phần của bán lẻ truyền thống”

Covid19 diễn ra vào khoảng đầu tháng 2/2020, gây ra rất nhiều khó khăn cho hoạt động kinh tế. Kinh tế trì trệ, hơn 600 ngàn lao động thất nghiệp chỉ trong quý I. Doanh nghiệp lao đao, nhất là các doanh nghiệp thuộc nhóm SMEs (doanh nghiệp vừa và nhỏ).

Ngày 01/04/2020, Thủ tướng ra chỉ thị cách ly toàn xã hội, gần như tất cả hoạt động kinh doanh dừng lại. Lúc này, kinh doanh online nổi lên như một làn sóng bắt buộc, hoặc là nghỉ hẳn, hoặc là online. Báo cáo của Nielsen cho thấy, năm 2016 quyết định mua hàng của người tiêu dùng chiếm tới 76% là tại điểm bán. Thế nhưng tới 2019, trong số những người truy cập internet có tới 98% là đã phát sinh mua hàng trực tuyến. Thời trang, du lịch và sách tiếp tục chiếm tỷ trọng lớn nhất. Đây là cơ hội rất lớn cho kinh doanh online nói chung và thương mại điện tử nói riêng, nơi mà công nghệ xoá mờ lằn ranh về khoảng cách giữa người tiêu dùng và người bán.

Lượng người sở hữu smartphone đã chiếm 92% trên cả nước, tại các thành phố lớn, con số này thậm chí lên tới 99%. Theo dự báo, ngay trong 2020 tỷ lệ smartphone  trên người tại các thành phố lớn sẽ vượt qua 100% (một người sử dụng nhiều hơn 1 điện thoại).

Sinh viên cần chuẩn bị những gì?

Đầu tiên là Tư duy kinh doanh, điều này yêu cầu các bạn cần tập trung học tập các kiến thức cơ bán về kinh tế và quản lý ngay từ trên giảng đường đại học. Nhằm mục tiêu hình thành lối tư duy biết sử dụng và quản lý nguồn vốn hợp lý, chấp nhận rủi ro khi tham gia kinh doanh và tránh được việc bị lừa đảo. Thứ 2 là năng lực thực thi, bởi nếu muốn gặt hái các mục tiêu trong cuộc sống, không thể chỉ ngồi và nghĩ, các bạn phải hành động. Và thứ 3 chính là nhân cách, chỉ có những người kinh doanh chân chính mới có thể thành công dài lâu trên con đường sự nghiệp.

“Với sự gia tăng của người tiêu dùng sử dụng mua hàng trực tuyến, không gian thương mại điện tử phát triển liên tục đã làm mờ ranh giới giữa trực tuyến và ngoại tuyến” – ông Nguyễn Anh Dũng cho biết. “Một vài năm trước, người tiêu dùng mua sắm thông qua các kênh thương mại điện tử tập trung nhiều vào các lĩnh vực như du lịch, thời trang và sách. Thời gian gần đây, chúng tôi đang thấy sự gia tăng mua hàng ở các danh mục mới. Và sắp tới, làn sóng phát triển tiếp theo trong xu hướng mua hàng trực tuyến có thể sẽ được thúc đẩy bởi những cải tiến về mặt kỹ thuật số như đề xuất được cá nhân hóa cho người tiêu dùng dựa trên hành vi mua sắm.

Hoàng Thị Ba.

  Gửi ý kiến phản hồi
414