KHI SINH VIÊN THỰC TẬP TRẮC ĐỊA

Nhằm nâng cao năng lực làm việc của sinh viên sau khi ra trường, từng bước cải tiến chương trình đào tạo thích ứng với yêu cầu của cơ quan tuyển dụng. Đào tạo gắn liền với thực tế là một trong những yếu tố then chốt quyết định tới sự tồn tại và phát triển của Nhà trường. Trong những năm vừa qua, bên cạnh việc đổi mới nội dung chương trình, phương pháp giảng dạy, nhà trường đặc biệt quan tâm tới công tác thực hành, thực tập nhằm gắn kết chặt chẽ giữa lý thuyết và thực tiễn công việc. Để đẩy mạnh hơn nữa công tác này ở Khoa và Bộ môn luôn khuyến khích, đẩy mạnh trong từng môn học được thiết kế và gắn với các giờ thực hành thực tiễn ở ngoài. Đáp ứng các vấn đề mà xã hội, doanh nghiệp đòi hỏi.

Đối với các ngành kinh tế - kỹ thuật nói chung và chuyên ngành Kinh tế xây dựng/Quản lý xây dựng thuộc Khoa Kinh tế và Quản lý, Trường Đại học Thủy lợi nói riêng, vấn đề thực hành, thực tập là nội dung không thể thiếu và tách rời lý thuyết. Chuyên ngành Kinh tế xây dựng/Quản lý xây dựng bao gồm nhiều học phần thực hành, thực tập trong đó có thực tập trắc địa. Thực hành, thực tập chính là cách áp dụng lý thuyết vào thực tế, giúp sinh viên nắm vững lý thuyết hơn. Áp dụng các kiến thức đã học vào thực tế, xử lý công việc, đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp.

Hãy cùng điểm lại một số khoảnh khắc đáng nhớ cùng chúng mình – Khóa 62QLXD (gồm 2 chuyên ngành Kinh tế xây dựng và Quản lý xây dựng) khi làm bài thực tập trắc địa nhé!