Mục tiêu đào tạo và Chuẩn đầu ra Chương trình đào tạo Ngành Quản trị kinh doanh trình độ Thạc sỹ

Khóa Thạc sĩ Quản trị kinh doanh mở ra để đáp ứng tốt nhất nhu cầu của người học và xã hội.

MỤC TIÊU VÀ CHUẨN ĐẦU RA CỦA CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

1. Mục tiêu của chương trình đào tạo

1.1. Mục tiêu chung

Chương trình đào tạo thạc sĩ quản trị kinh doanh có kiến thức và kỹ năng về kinh doanh và quản trị, có năng lực nghiên cứu và phát hiện các vấn đề liên quan đến quản trị kinh doanh, có khả năng phát hiện tình huống và giải quyết các tình huống kinh tế, quản trị và kinh doanh. Cùng với kiến thức và kỹ năng về quản trị kinh doanh, chương trình cũng đào tạo học viên có phẩm chất chính trị, thái độ tuân theo pháp luật và định hướng nghề nghiệp lâu dài.

1.2. Mục tiêu cụ thể

Về phẩm chất chính trị:

-  Có phẩm chất chính trị tốt. Có bản lĩnh nghề nghiệp vững vàng, thái độ khách quan, khoa học, trung thực.

- Hình thành cho người học một thái độ tốt đối với cộng đồng, tôn trọng các giá trị dân tộc, có tinh thần trách nhiệm cao đối với công việc và cuộc sống;

- Người học có nền tảng đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội, có nền tảng văn hóa và khả năng hài hòa các lợi ích trong xã hội.

Về năng lực nghề nghiệp:

- Về kiến thức:

+ Trang bị cho học viên phương pháp tư duy khoa học, kiến thức nâng cao về quản trị kinh doanh hiện đại; các kiến thức về kinh tế và kinh doanh vận dụng trong quản trị kinh doanh.

+ Trang bị các kiến thức chuyên sâu về các lĩnh vực quản trị kinh doanh như: Quản trị marketing, Quản trị nguồn nhân lực, Quản trị tài chính, Quản trị rủi ro, Kế toán quản trị, Quản trị tác nghiệp, v.v.

+ Trang bị các kiến thức cập nhật về quản trị kinh doanh ở Việt Nam và trên thế giới,

- Về kỹ năng:

+ Nâng cao kỹ năng phân tích, tổng hợp và đánh giá đối với các vấn đề về kinh doanh và quản trị, đặc biệt là những kỹ năng liên quan đến quản trị doanh nghiệp trong môi trường quản trị kinh doanh mới như kỹ năng lãnh đạo, kỹ năng ra quyết định quản trị, kỹ năng giao tiếp và đàm phấn kinh doanh, v.v.

+ Nâng cao kỹ năng ứng dụng để giải quyết các vấn đề thực tiễn, xử lý các tình huống quản trị và kinh doanh.

+ Nâng cao kỹ năng sử dụng ngoại ngữ và công nghệ thông tin trong quản trị kinh doanh.

2. Chuẩn đầu ra của chương trình

2.1. Chuẩn đầu ra về kiến thức chuyên môn, kỹ năng chuyên môn

Nắm vững những kiến thức chuyên sâu về quản trị kinh doanh, các kiến thức có liên quan về kinh tế và quản lý, kiến thức về quản trị doanh nghiệp. Có kỹ năng ứng dụng các kiến thức vào thực tiễn hoạch định và triển khai chiến lược kinh doanh và điều hành các lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp.

2.1.1. Chuẩn về kiến thức

Năng lực lý thuyết

- Nắm vững những kiến thức chuyên môn sâu về các lĩnh vực hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp như: Quản trị điều hành, Quản trị Marketing, Quản trị nguồn nhân lực, Quản trị tài chính, Quản trị dự án, Quản trị rủi ro....

- Làm chủ kiến thức chuyên ngành, có thể đảm nhiệm công việc của chuyên gia trong ứng dụng quản trị kinh doanh; có kiến thức lý thuyết chuyên sâu để có thể giải quyết các tình huống và phát triển kiến thức mới; tiếp tục nghiên cứu ở trình độ cao hơn về quản trị và ứng dụng quản trị kinh doanh; có kiến thức tổng hợp về pháp luật, quản lý và bảo vệ môi trường liên quan đến lĩnh vực được đào tạo;

- Có trình độ ngoại ngữ tối thiểu tương đương bậc 3 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.

Năng lực ứng dụng thực tiễn

- Vận hành và triển khai các chiến lược và kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp/ giải quyết các tình huống trong kinh doanh và quản trị, ra các quyết định quản trị tối ưu, phù hợp với đạo đức kinh doanh và văn hóa doanh nghiệp;

- Ứng dụng những kiến thức chuyên môn sâu về các lĩnh vực hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp như: Quản trị điều hành, Quản trị marketing, Quản trị nguồn nhân lực, Quản trị tài chính, Quản trị dự án, Quản trị rủi ro....

- Hiểu và thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp nhằm hài hòa các lợi ích trong xã hội và phát triển doanh nghiệp bền vững;

- Có năng lực phát hiện và giải quyết các vấn đề thuộc chuyên môn đào tạo và đê xuất những sáng kiến quản trị và tự tổ chức thực hiện các quyết định và sáng kiến quản trị.

- Có khả năng tự định hướng phát triển năng lực cá nhân, thích nghi với môi trường làm việc có tính cạnh tranh cao và năng lực dẫn dắt chuyên môn; đề xuất các quyết định quản trị có tính chuyên nghiệp; bảo vệ và chịu trách nhiệm về những kết luận chuyên môn; có khả năng xây dựng, thẩm định kế hoạch; có năng lực phát huy trí tuệ tập thể trong quản trị điều hành.

- Có khả năng lên kế hoạch công việc tháng, quý, năm cho từng bộ phận trực tiếp phụ trách, đóng góp ý kiến cho ban quản trị doanh nghiệp và phối hợp hoạt động với các CPO, CMO, CFO, CIO, v.v.

- Có khả năng đứng đầu một bộ phận chuyên môn và ra quyết định về phương hướng phát triển, nhiệm vụ của bộ phận chuyên môn đó; có khả năng dẫn dắt chuyên môn để xử lý những vấn đề đặt ra cho bộ phận chuyên môn và trong phạm vi tổ chức.

2.1.2. Chuẩn về kỹ năng

Kỹ năng nghề nghiệp

- Có kỹ năng hoàn thành công việc phức tạp, không thường xuyên xảy ra, không có tính quy luật, khó dự báo; có kỹ năng nghiên cứu độc lập để phát triển và thử nghiệm những giải pháp mới, phát triển các công nghệ mới trong lĩnh vực được đào tạo;

- Phân tích, đánh giá và dự báo có luận cứ khoa học vể những thay đổi của môi trường kinh tế vĩ mô cũng như môi trường hoạt động kinh doanh từ đó đưa ra các quyêt sách đúng đắn cho chiến lược phát triển doanh nghiệp trong dài hạn;

- Điều hành các nghiệp vụ quản trị kinh doanh của doanh nghiệp một cách khoa học và hiệu quả.

Kỹ năng bổ trợ

- Kỹ năng cá nhân: Có tư duy phản biện; Quản trị bản thân và quản trị tổ chức. Sáng tạo và vận dụng các kiến thức lý luận, phát huy các kinh nghiệm trong phân tích và xử lý các tình huống quản trị kinh doanh;

- Kỹ năng làm việc nhóm: Xây dựng và quản trị các nhóm làm việc; tham gia làm việc nhóm; phối hợp xây đựng và triển khai các nhóm dự án kinh doanh và nhóm đề án.

- Kĩ năng sử dụng ngoại ngữ chuyên ngành: Có kỹ năng ngoại ngữ chuyên ngành ở mức có thể hiểu được một báo cáo hay bài phát biểu liên quan đến ngành được đào tạo; có thể diễn đạt bằng ngoại ngữ trong hầu hết các tình huống chuyên môn thông thường; có thể viết báo cáo liên quan đến công việc chuyên môn.

2.2. Phẩm chất đạo đức

2.2.1. Trách nhiệm công dân

Có đạo đức công dân, có tinh thần tìm tòi và khám phá, chấp nhận khó khăn và áp lực công việc hoàn thành các công việc quản trị và kinh doanh. Luôn hoạt động thực tiễn để phát hiện những vấn đề về kinh doanh và quản trị nhằm phục vụ cộng đồng.

2.2.2. Đạo đức, đạo đức nghề nghiệp, thái độ phục vụ

- Công tâm, khách quan, chuyên nghiệp, tôn trọng chữ tín và có tinh thần trách nhiệm;

- Tuân thủ pháp luật, gương mẫu chấp hành nghiêm chỉnh quy chế làm việc của tổ chức;

- Thái độ tích cực trong công việc, có tinh thần hợp tác tốt với các đồng nghiệp trong quá trình ỉàm việc;

-  Hăng hái thực hiện các nhiệm vụ được giao theo thời hạn quy định.

3. Yêu cầu đối với người dự tuyển

3.1. Hình thức tuyển sinh 

-  Thi tuyển với các môn thi sau đây: 

+ Môn thi cơ sở: Quản trị học 

+ Môn thi ngành: Đánh giá năng lực (Thi trắc nghiệm tổng hợp marketing, quản trị chiến lược).

+ Môn Ngoại ngữ: Tiếng Anh.

3.2. Đối tượng tuyển sinh

-  Có bằng tốt nghiệp đại học ngành Quản trị kinh doanh hoặc ngành Kinh tế có định hướng chuyên ngành/chuyên sâu về Quản trị kinh doanh và Quản trị doanh nghiệp;

- Có bằng tốt nghiệp đại học chính quy ngành gần với ngành Quản trị kinh doanh và có chứng chỉ bổ sung kiến thức với chương trình gồm 4 học phần (12 tín chỉ);

- Có bằng tốt nghiệp đại học không chính quy ngành gần với ngành Quản trị kinh doanh và có chứng chỉ bổ sung kiến thức với chương trình gồm 6 học phần (18 tín chỉ);

- Có bằng tốt nghiệp đại học chính quy một số ngành khác với ngành Quản trị kinh doanh và có chứng chỉ bổ sung kiến thức với chương trình gồm 7 học phần (21 tín chỉ).

(Công nhận chứng chỉ bổ sung kiến thức của các trường đại học khác nếu các học phần và số tín chỉ phù hợp với chương trình này)

3.3. Danh mục các ngành phù hợp, ngành gần, ngành khác

- Danh mục các ngành phù hợp: Kinh tế (có định hướng chuyên ngành/chuyên sâu về quản trị kinh doanh, quản trị doanh nghiệp);

- Danh mục các ngành gần: Kinh tế (không có định hướng chuyên ngành/chuyên sâu về Quản trị kinh doanh và quản trị doanh nghiệp); Kinh tế quốc tế; Marketing; Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành; Quản trị khách sạn; Quản trị nhà hàng và dịch vụ ăn uống; Quản trị nhân lực; Bất động sản; Kinh doanh quốc tế; Kinh doanh thương mại; Tài chính – Ngân hàng; Bảo hiểm; Kế toán; Kiểm toán.

-  Danh mục các ngành khác: Quốc tế học, Du lịch, Giáo dục chính trị, Ngôn ngữ (Anh, Pháp, v.v.); Khoa học quản lý, Hệ thống thông tin quản lý, Quản trị văn phòng và các ngành thuộc lĩnh vực Khoa học xã hội và hành vi (mã số 5231), Báo chí và truyền thông (mã số 5232), Pháp luật (mã số 5238), Toán và thống kê (mã số 5246), Máy tính và công nghệ thông tin (mã số 5248), Công nghệ kỹ thuật (mã số 5251), Kỹ thuật (mã số 5252), Kiến trúc và xây dựng (mã số 5258), Nông, lâm nghiệp và thủy sản (mã số 5262), Khách sạn, du lịch, thể thao và dịch vụ cá nhân (mã số 5281)

3.4. Danh mục các học phần bổ sung kiến thức

- Đối tượng có bằng tốt nghiệp đại học chính quy ngành gần với ngành Quản trị kinh doanh, danh mục các học phần bổ sung kiến thức gồm 4 học phần (12 tín chỉ):

+ Nguyên lý thống kê    (3 tín chỉ)

+ Kinh doanh quốc tế    (3 tín chỉ)

+ Quản trị học               (3 tín chỉ)

+ Quản trị marketing     (3 tín chỉ)

- Đối tượng có bằng tốt nghiệp đại học không chính quy ngành gần với ngành Quản trị kinh doanh, danh mục các học phần bổ sung kiến thức gồm 6 học phần (18 tín chỉ):

+ Nguyên lý thống kê      (3 tín chỉ)

+ Kinh doanh quốc tế       (3 tín chỉ)

+ Quản trị học                   (3 tín chỉ)

+ Quản trị marketing        (3 tín chỉ)

+ Quản trị doanh nghiệp   (3 tín chỉ)

+ Khởi sự và tinh thần kinh doanh    (3 tín chỉ)

- Đối tượng có bằng tốt nghiệp đại học chính quy ngành khác với ngành Quản trị kinh doanh, danh mục các học phần bổ sung kiến thức gồm 7 học phần (21 tín chỉ):

+ Nguyên lý thống kê      (3 tín chỉ)

+ Kinh doanh quốc tế       (3 tín chỉ)

+ Quản trị học                   (3 tín chỉ)

+ Quản trị marketing        (3 tín chỉ)

+ Quản trị doanh nghiệp   (3 tín chỉ)

+ Khởi sự và tinh thần kinh doanh    (3 tín chỉ)

+ Kinh tế học                    (3 tín chỉ)

4. Điều kiện tốt nghiệp

- Thời gian tập trung học tập: 1,5 năm

- Đạt yêu cầu về trình độ ngoại ngữ: Trình độ năng lực ngoại ngữ của học viên đạt ở bậc 3/6 khung ngoại ngữ 6 bậc của Việt Nam hoặc tương đương.

- Tích lũy đủ số tín chỉ của chương trình đào tạo.

- Không đang trong thời gian bị kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên hoặc đang trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

- Không bị khiếu nại, tố cáo về nội dung khoa học trong luận văn tốt nghiệp.

- Bảo vệ luận văn tốt nghiệp đạt yêu cầu trở lên.

- Nộp luận văn được Hội đồng đánh gia đạt yêu cầu tại thư viện theo quy định của quy chế đào tạo Thạc sĩ và qui định của Trường Đại học Thủy Lợi.

5. Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi tốt nghiệp

 - Sau khi tốt nghiệp, học viên có đủ kiến thức, năng lực chuyên môn và kỹ năng nghề nghiệp để tiếp tục học tập, nghiên cứu sâu hơn ở bậc tiến sỹ và có thể tự đào tạo để trở thành chuyên gia cao cấp về lĩnh vực quản trị kinh doanh tại các cơ quan/tổ chức trong và ngoài nước.

- Có thể tiếp tục học tập, nghiên cứu ở các viện nghiên cứu chuyên ngành kinh tế và quản trị, các trường đại học và các khoa chuyên ngành kinh tế và quản lý.

6. Vị trí việc làm mà học viên có thể đảm nhiệm sau khi tốt nghiệp

Tốt nghiệp chương trình thạc sĩ ngành Quản trị kinh doanh định hướng ứng dụng, người học có thể đảm nhiệm một trong số các vị trí công tác sau:

- Giữ vị trí là nhà quản trị các cấp (CEO, Managers) tại các doanh nghiệp trong và ngoài nước;

- Có thể khởi nghiệp và trở thành chủ doanh nghiệp hoặc giữ vị trí giám đốc điều hành (CEO) tại các doanh nghiệp trong và ngoài nước.

- Giữ vị trí là các chuyên gia hoặc người đứng đầu các bộ phận trong hệ thống quản trị các ngành kinh tế, các cơ quan quản lý chuyên ngành trong nền kinh tế.

- Giữ vị trí là các nghiên cứu viên, các chuyên gia nghiên cứu ứng dụng tại các viện nghiên cứu ứng dụng về kinh tế và quản trị kinh doanh.