Có nên học Kinh tế tại Trường Đại học Thủy lợi?

Mùa tuyển sinh năm 2019, điểm chuẩn ngành Kinh tế của Trường Đại học Thủy lợi (mã ngành TLA401) là 18,35 - nằm trong top các ngành có điểm đầu vào cao nhất của Trường. Năm 2020, chỉ tiêu xét tuyển vào ngành Kinh tế của Trường ĐH Thủy lợi là 180. Tổ hợp xét tuyển A00, A01, D01, D07.

Có nên lựa chọn học Kinh Tế tại Trường Đại học Thủy lợi hay không?cool Hãy cùng lắng nghe những chia sẻ, nhận xét từ chính các sinh viên đã và đang theo học tại đây để tìm câu trả lời nhé!

Cô và trò ngành Kinh tế tại Lễ kỷ niệm 60 năm thành lập Trường ĐH Thủy lợi

 

1. Chương trình đào tạo có định hướng rõ ràng, kiến thức hiện đại, cập nhật

Chương trình đào tạo ngành Kinh tế của Trường ĐH Thủy lợi gồm 130 tín chỉ với thời gian đào tạo 4 năm. Kết thúc hai năm cơ sở ngành, sinh viên có bốn lựa chọn học chuyên ngành đa dạng bao gồm Kinh tế Quốc tế, Kinh tế Đầu tư, Kinh tế Phát triển, và Kinh tế Tài nguyên Thiên nhiên.

enlightenedChuyên ngành Kinh tế Quốc tế trang bị kiến thức, kỹ năng và năng lực tự chủ trong công việc về hội nhập kinh tế quốc tế, đàm phán quốc tế, các định chế kinh tế và tài chính quốc tế cùng các kiến thức và kỹ năng về thị trường và kinh doanh quốc tế, xuất nhập khẩu và hợp đồng mua bán quốc tế, thanh toán quốc tế.

enlightenedChuyên ngành Kinh tế Đầu tư cung cấp cho người học kiến thức, kỹ năng và khả năng tự chủ trong phân tích môi trường đầu tư, đưa ra quyết định đầu tư, quản lý dự án đầu tư, lập và thẩm định dự án đầu tư, thị trường vốn và nguồn vốn cho các dự án.

enlightened Chuyên ngành Kinh tế Phát triển tập trung kiến thức, kỹ năng và khả năng tự chủ trong phân tích và dự báo kinh tế, xây dựng và triển khai các kế hoạch phát triển kinh tế của chủ thể và các ngành kinh tế, phân tích tài chính các doanh nghiệp, tài chính công và tài chính cho phát triển, các vấn đề liên quan đến xây phát triển và quản trị các dự án đầu tư phát triển.

enlightenedChuyên ngành Kinh tế Tài nguyên Thiên nhiên cung cấp kiến thức, kỹ năng và khả năng tự chủ khi phân tích và đánh giá giá trị các nguồn tài nguyên thiên nhiên, các phương án khai thác và bảo toàn các nguồn tài nguyên gắn kết với bảo vệ môi trường và hệ sinh thái sống, các kiến thức về kinh tế biển, kinh tế nông nghiệp, tài nguyên nước và rừng gắn với sự phát triển bền vững.

2. Chương trình dạy học tăng thời lượng thực hành và trải nghiệm thực tế

Thông qua thực hiện các tình huống, bài tập thực hành về các vấn đề kinh tế ngành và các bài tập mô phỏng tại các phòng máy tính; trao đổi với các chuyên gia có kinh nghiệm ở các lĩnh vực kinh tế, các chuyên gia quản lý và kinh doanh được mời giảng và tham gia đánh giá một số học phần, sinh viên ngành Kinh tế được trao cơ hội thực hành những vấn đề lý thuyết đã được đề cập trong chương trình.

Hoạt động tham quan, trải nghiệm đến các tổ chức, doanh nghiệp, địa phương có liên quan đến chuyên ngành đào tạo thông qua quan hệ gắn kết của Nhà trường với các doanh nghiệp, tổ chức giúp sinh viên có thêm trải nghiệm thực tế về doanh nghiệp, tổ chức.

Sinh viên lớp 57K-TN đi thực tế tại Thủy điện Bản Chát, Sơn La

 

“Đến giờ, em thích tìm hiểu những biến động hiện nay trong nền kinh tế, em thích tìm hiểu tại sao doanh nghiệp lại lựa chọn phương án này để phát triển, bằng cách nào họ phán đoán thị trường để tạo ra sản phẩm mới. Em tò mò về rất nhiều vấn đề kinh tế đang được học.laugh – Hồng Ngọc, lớp 60K2.

3. Đội ngũ giảng viên có chuyên môn và vô cùng nhiệt huyết

Đội ngũ giảng viên ngành Kinh tế có trình độ chuyên môn cao, có kinh nghiệm thực tiễn, được đào tạo bài bản về chuyên ngành tại các cơ sở uy tín trong và ngoài nước bao gồm Đức, Nhật Bản, Hà Lan, Ba Lan, Úc, Hàn Quốc, Malaysia, Nga.

Hiện nay, Bộ môn Kinh tế có 17 giảng viên, trong đó 70% giảng viên có trình độ từ Tiến sỹ trở lên, và gần 50% giảng viên được đào tạo ở nước ngoài.

Tập thể giảng viên Bộ môn Kinh tế

 

“Thầy cô luôn có phương pháp truyền tải lôi cuốn và gần gũi với sinh viên. Ngay cả trong học tập hay đời sống các thầy cô đều quan tâm và nhiệt tình giúp đỡ khi bạn cần.heart– Đào Huê, lớp 58K-PT1 chia sẻ.

“Đối với tôi, mỗi giờ học online dù mệt vì phải học đến trưa nhưng trong lòng lại cảm thấy rất vui, vui vì được gặp các thầy, gặp cô. Thầy cô không chỉ dạy tôi kiến thức mà còn dạy cả những phẩm chất cần có của một sinh viên ngành Kinh tế.blush” – Vũ Nguyệt, lớp 60K2 đã viết trên fanpage của Khoa Kinh tế và Quản lý như thế.

4. Cơ sở vật chất hiện đại, tốt nhất hiện nay

Trường Đại học Thuỷ lợi là một trong những trường Đại học công lập có cơ sở vật chất tốt nhất hiện nay, với 03 cơ sở đào tạo tại Hà Nội, Phố Hiến (Hưng Yên), và Phân hiệu Miền Nam tại TP. Hồ Chí Minh.

Lựa chọn vào ngành Kinh tế tại Trường Đại học Thủy lợi, sinh viên sẽ có 4 năm học tập tại cơ sở Hà Nội, nằm trên con phố Tây Sơn sầm uất, tấp nập bậc nhất ở thủ đô.

Trường Đại học Thủy lợi là một trong số ít trường đại học có:

  1. Một khu Giáo dục thể chất gồm sân bóng, sân tennis, bể bơi, Nhà thi đấu đa năng.
  2. 100%  phòng học có máy chiếu và điều hòa.
  3. Kí túc xá 11 tầng với hệ thống giường tầng, công trình phụ khép kín, nguồn điện nước và các dịch vụ hỗ trợ đầy đủ, hợp lý.

“Lịch học linh hoạt gói gọn trong một buổi trong ngày, không bị dồn lịch, tạo thuận lợi cho sinh viên.yesHoàng Anh, lớp 59K-QT chia sẻ.

Trường Đại học Thủy lợi tại cơ sở Hà Nội nằm trên con phố Tây Sơn sầm uất.

 

Bên cạnh đó, sinh viên theo học ngành Kinh tế tại Trường ĐH Thủy lợi có cơ hội thể hiện niềm đam mê, trải nghiệm, rèn luyện các kỹ năng mềm trong nhiều câu lạc bộ/nhóm sinh hoạt của Trường như CLB phát triển kỹ năng, CLB Sinh viên tình nguyện, CLB Tin học, CLB sinh viên Thanh Hóa, v.v.

Giao lưu với sinh viên Trường Đại học Northampton (Anh)

 

5. Cơ hội việc làm đa dạng sau khi tốt nghiệp

 Sinh viên tốt nghiệp ngành Kinh tế trường Đại học Thủy lợi được trang bị kiến thức và kỹ năng để làm việc trong hệ thống các tổ chức kinh tế, bao gồm:

  1. Doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực kinh doanh quốc tế, đầu tư, kinh doanh tài nguyên và môi trường
  2. Tổ chức kinh tế cung cấp các hàng hóa công
  3. Cơ quan quản lý Nhà nước về kinh tế - xã hội từ trung ương xuống địa phương
  4. Cơ quan quản lý ngành, quản lý các lĩnh vực tài nguyên, quản lý công
  5. Tổ chức liên quan đến hội nhập kinh tế quốc tế, thương mại quốc tế và kinh doanh xuất nhập khẩu
  6. Tổ chức phi chính phủ, các tổ chức thương mại của Việt Nam và quốc tế

Sinh viên ngành Kinh tế sau khi tốt nghiệp có cơ hội việc làm đa dạng

 

Như vậy, có thể thấy chương trình đào tạo hiện đại, mang tính ứng dụng cao, cơ hội việc làm đa dạng sau khi tốt nghiệp cùng với đội ngũ giảng viên giàu chuyên môn và tâm huyết, bên cạnh cơ sở vật chất hiện đại bậc nhất Việt Nam là những lý do chính để rất nhiều sinh viên đã và đang lựa chọn ngành Kinh tế của Trường ĐH Thủy lợi để chắp cánh ước mơ nghề nghiệp của mình.

Hãy cập nhật thông tin chính xác để có quyết định chọn ngành, chọn nghề đúng đắn nhé các bạn 2k2 !