SỰ GIỐNG NHAU VÀ KHÁC NHAU GIỮA CẤP THPT VÀ ĐẠI HỌC

Tuy chỉ cách nhau một kỳ nghỉ hè, một cuộc thi quốc gia nhưng hai môi trường học này vô cùng khác nhau. Sau đây, chúng ta hãy cùng phân tích kỹ hơn về sự giống và khác nhau giữa cấp THPT và đại học.

Điểm giống nhau giữa cấp THPT và đại học

Điểm giống nhau của hai hệ đào tạo này chính là việc học tập. Lượng kiến thức mà nhà trường truyền đạt cho bạn đều là những gì cần thiết cho sau này. Một khi còn ngồi trên ghế nhà trường, bạn vẫn phải thực hiện nghĩa vụ của một người tiếp thu kiến thức. Và bạn cũng được đảm bảo những quyền lợi nhất định của người học trò.

Dù ở trong bất cứ hoàn cảnh nào, các bạn cũng đều phải cố gắng, tập trung học tập hết sức mình. Thầy cô vẫn luôn là những người tận tâm khi truyền đạt kiến thức cho bạn. Cha mẹ vẫn là người lo lắng cho bạn. Bạn phải học tập chăm chỉ để không phụ lòng cha mẹ và sự truyền đạt kiến thức của thầy cô.

Điểm khác biệt giữa cấp THPT và đại học

Trong sự giống nhau và khác nhau giữa cấp THPT và đại học, điểm khác biệt của hai hệ đào tạo này rất nhiều. Khác nhau từ môi trường học cho đến cách học tập, đối mặt của các bạn học sinh sinh viên.

Môi trường học tập

Môi trường học cấp THPT thường nhỏ. Một trường lớn, trường điểm của tỉnh cũng chỉ khoảng trên dưới 1000 học sinh của tất cả các khối. Bạn bè là những gương mặt thân quen, thân thiết trong suốt vài năm học.

Còn môi trường đại học rất rộng lớn. Một trường đại học sẽ đào tạo rất nhiều ngành nghề khác nhau. Số lượng sinh viên trong một khóa cộng lại có thể lên đến hàng nghìn. Bởi thế, cơ hội tiếp xúc với nhiều người, có nhiều bạn bè cũng cao hơn rất nhiều.

Quy mô trường học và cơ sở vật chất 

Sự giống nhau và khác nhau giữa cấp THPT và đại học có thể thấy ở quy mô trường. Tùy mỗi trường mà diện tích và cơ sở vật chất có sự đầu tư khác nhau. Nhưng nhìn chung, trường cấp 3 thường khá nhỏ, vì chỉ chứa khoảng 1.000 học sinh cho cả 3 khối. Đa số chỉ là các phòng học, phòng làm việc, thư viện và sân chơi nhỏ…

Trường đại học thường rất rộng lớn, cơ sở vật chất thường được đầu tư kỹ lưỡng. Trường đại học thường có rất nhiều giảng đường, phòng học và cả thư viện lớn, sân thi đấu. Ngoài ra còn xây dựng cả ký túc xá to lớn để tiện cho các bạn sinh viên học tập.

Quy mô lớp học 

Như đã nói ở trên, cấp 3 bạn sẽ được học trong một môi trường học nhỏ, một lớp cố định. Số lượng học sinh trong lớp chỉ dao động khoảng 35 – 50 bạn. Bạn bè vô cùng quen thuộc và thân thiết với nhau.

Còn với đại học, một giảng đường có thể chứa đến hàng trăm sinh viên. Các sinh viên trong lớp không hề cố định. Tùy theo môn học và giờ học đăng ký mà sinh viên nhiều ngành nghề có thể cùng lớp với nhau trong vài buổi học.

Thời gian học tập

Nói về sự khác biệt giữa cấp THPT và đại học thì không thể không nói đến thời gian học. Thời gian học ở cấp 3 là thời gian học cố định. Các buổi học cố định, sáng chiều liên tục được sắp xếp. Ngoài ra, còn có các buổi phụ đạo thêm vào buổi tối để học sinh ôn tập thêm. Và các bạn sẽ được nghỉ ngơi cả ngày chủ nhật.

Còn với đại học, cũng có quy định đặt ra cho thời gian các tiết, các buổi học. Tuy nhiên, trừ phi học theo học phần, còn không phải tự đăng ký giờ và môn học sao cho phù hợp. Các giờ học sẽ trải dài từ sáng sớm đến tối muộn. Và cũng phân biệt ngày trong tuần hay cuối tuần.

Trang phục 

Nếu ở cấp 3, bộ đồng phục là trang phục gắn liền trong mỗi buổi học. Thì ngược lại, ở đại học, bạn có thể mặc trang phục tự do khi đi học. Một số trường có quy định về trang phục, còn một số trường thì không. Quy định về trang phục cũng chỉ giới hạn ở những trang phục lịch sự, đơn giản. 

Đội ngũ giáo viên và giảng viên 

Thêm một sự khác biệt giữa cấp THPT và đại học rất lớn bạn cần lưu ý, đó chính là: Các thầy cô luôn rất giám sát chặt chẽ học sinh trong suốt thời cấp THPT. Luôn theo dõi sát sao việc học tập của học sinh, cả về kiến thức lẫn kỷ luật. Giáo viên sẽ thường xuyên liên hệ, báo cao với phụ huynh khi có bất cứ thay đổi hay vi phạm nào. Mối quan hệ giữa phụ huynh và giáo viên rất khăng khít. Nhằm mục đích hỗ trợ, dìu dắt các em học sinh trên con đường học tập.

Còn ở đại học, giảng viên không giám sát sinh viên chặt chẽ như cấp THPT. Các giảng viên chỉ thực hiện nhiệm vụ giảng dạy, truyền đạt kiến thức. Nếu cần hỗ trợ về việc học, hay viết báo cáo… sinh viên phải tự chủ động xin sự trợ giúp của giảng viên.

Văn hóa học tập 

Sự giống nhau và khác nhau giữa cấp THPT và đại học là gì? Học sinh cấp THPT luôn được đốc thúc trong việc học. Được thầy cô, cha mẹ, bạn bè kèm cặp, theo sát từng li từng tí. Còn với đại học, việc học là việc tự giác của riêng bản thân. Bởi khi lên đến đại học, các bạn đã là người trưởng thành. Phải tự biết chủ động trong mọi việc của bản thân, bao gồm việc học tập.

Cuộc sống bên ngoài lớp học 

Sự giống nhau và khác nhau giữa cấp THPT và đại học còn thể hiện rõ rệt qua cuộc sống của các bạn. Cuộc sống bên ngoài lớp học của các bạn học sinh khá đơn giản. Chỉ có ăn, học và nghỉ ngơi. Có bạn còn tận dụng thời gian trống để tự học tại nhà hay đi học thêm. Thường chẳng lo toan gì về cuộc sống, bởi các bạn vẫn rất nhỏ bé trong mắt người xung quanh.

Còn khi đã học đại học, đã là người thành niên, sinh viên thường phải lo toan rất nhiều. Ngoài việc học, sinh viên thường tham gia thêm các câu lạc bộ ngoại khóa, các hoạt động đoàn đội, tự nguyện,… Đa số các bạn còn đi làm thêm để kiếm thêm chi phí sinh hoạt, nhất là những bạn sinh viên xa nhà. 

Các bạn sinh viên còn phải thường xuyên tổ chức hoạt động, sự kiện cho các môn học. Và những bạn cuối khóa phải đi kiến tập, thực tập, lấy thêm kinh nghiệm thực tế cho công việc mai sau.