Chuẩn đầu ra ngành Kế toán

1. Tên ngành đào tạoKế toán (Accounting)

2. Trình độ đào tạo: Đại học

3. Yêu cầu về kiến thức:

Kiến thức chung về kinh tế- xã hội:

1. Hiểu biết về đường lối, chính sách và định hướng phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Nắm vững các quy định của luật pháp nói chung và luật kinh tế, luật thuế, luật kế toán và luật lao động nói riêng. Hiểu biết cơ bản về các công cụ, chỉ tiêu phân tích kinh tế.

Kiến thức về hoạt động doanh nghiệp và quản trị kinh doanh:

2. Có kiến thức cơ bản về kinh tế, tài chính - tiền tệ, thống kê, thuế. Hiểu biết cơ bản về một số ngành sản xuất, thương mại, dịch vụ, v.v.... Nắm được các kiến thức cơ bản về quản trị doanh nghiệp, marketing, văn hoá kinh doanh, tổ chức - nhân sự, kế hoạch kinh doanh, kế hoạch tài chính, … của doanh nghiệp.

Kiến thức kế toán:

3. Hiểu rõ luật pháp, chuẩn mực kế toán của Việt Nam và quốc tế. Nắm vững phương pháp, kỹ thuật thu thập và xử lý thông tin, phân tích báo cáo tài chính đáp ứng các nhu cầu khác nhau của người sử dụng thông tin ở trong và ngoài doanh nghiệp phù hợp với chuẩn mực kế toán và yêu cầu của luật pháp.

4. Biết cách thiết kế, phân tích và sử dụng thông tin kế toán để trợ giúp các nhà quản trị ra quyết định quản trị, điều hành doanh nghiệp hiệu quả.

5. Nắm vững kiến thức về tổ chức hệ thống kế toán bao gồm: tổ chức quy trình kế toán; tổ chức chứng từ, tài khoản, sổ kế toán, các báo cáo kế toán chi tiết và tổng hợp đáp ứng yêu cầu quản lý của doanh nghiệp và các đơn vị HCSN. Biết cách ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động kế toán.

6. Nắm vững kiến thức về kiểm toán doanh nghiệp: luật pháp; đạo đức và tôn chỉ nghề nghiệp; tổ chức thu thập thông tin; quy trình; báo cáo; hệ thống kiểm soát nội bộ; kiểm toán trong điều kiện ứng dụng công nghệ thông tin.

4. Yêu cầu về kỹ năng:

4.1. Kỹ năng cứng:

Kỹ năng thuộc lĩnh vực kế toán:

7. Kỹ năng tổ chức hệ thống kế toán bao gồm: tổ chức các quy trình kế toán, tổ chức hệ thống chứng từ, tài khoản, sổ sách, báo cáo kế toán nhằm đáp ứng thông tin theo yêu cầu quản lý của đơn vị.

Kỹ năng khác:

8. Thành thạo lập kế hoạch tài chính; phân tích báo cáo tài chính; tổ chức thống kê hoạt động kinh doanh; vận dụng các quy định của pháp luật thuế, tài chính trong các hoạt động kinh doanh. Có khả năng tham gia một số công việc thuộc về quản trị doanh nghiệp

4.2. Kỹ năng mềm (nhận thức và hành vi làm việc, học tập, nghiên cứu):

9. Thành thạo lập và trình bày báo cáo kế toán và các văn bản hành chính trong doanh nghiệp. Sử dụng thành thạo máy tính và các ứng dụng tin học văn phòng.

10. Sử dụng được Tiếng Anh tương đương TOEIC 450 điểm, đọc và hiểu được tài liệu kế toán bằng tiếng Anh.

11. Kỹ năng thiết lập các tiêu chí đánh giá. Kỹ năng tiếp nhận đánh giá và phản hồi các ý tưởng, quan điểm.

12. Kỹ năng giao tiếp tốt, biết cách trình bày, trao đổi và bảo vệ quan điểm. Biết cách truyền đạt và tiếp thu kiến thức. Có kỹ năng làm việc nhóm, đàm phán với đối tác, hợp tác với đồng nghiệp.

5. Năng lực tự chủ và trách nhiệm:

13. Có khả năng dẫn dắt chuyên môn, nghiệp vụ và sáng tạo trong các hoạt động liên quan đến kế toán, tài chính.

14. Có khả năng tự định hướng, thích nghi với môi trường làm việc luôn thay đổi, khả năng tự học tập, bồi dưỡng, tích lũy kiến thức, kinh nghiệm để không ngừng cập nhật kiến thức, nâng cao trình độ và năng lực chuyên môn kế toán, tài chính.

15. Có khả năng tổng hợp và đưa ra những kết luận chuyên môn liên quan đến kế toán, tài chính. Có năng lực lập kế hoạch, điều phối và huy động trí tuệ tập thể trong các hoạt động chuyên môn. Có năng lực đánh giá và cải tiến các hoạt động chuyên môn.

16. Có khả năng thực hiện và cung cấp các dịch vụ kế toán, kiểm toán, tư vấn thuế, bảo hiểm, đầu tư tài chính.

6. Phẩm chất đạo đức

17. Chấp hành tốt chủ trương, đường lối chính sách của Đảng, Nhà nước. Quan điểm chính trị vững vàng, có khả năng tiếp thu và bảo vệ quan điểm. Biết xử lý hài hoà lợi ích cá nhân, tập thể, tổ chức và quốc gia. Tinh thần trách nhiệm cao, trung thực, có ý thức tổ chức kỷ luật, chủ động cập nhật kiến thức, sáng tạo trong công việc. Đề cao đạo đức cá nhân và đạo đức nghề nghiệp.

7. Vị trí làm việc của người học sau khi tốt nghiệp:

Sinh viên tốt nghiệp đại học kế toán có thể làm được các công việc sau:

- Chuyên viên kế toán, kiểm toán, tài chính trong các doanh nghiệp (trong và ngoài nước); nhân viên kế toán trong các đơn vị HCSN và trong các các tổ chức chính trị, xã hội, nghề nghiệp.

- Nhân viên tư vấn kế toán, thuế và tài chính trong các công ty tư vấn thuế.

- Chuyên viên thẩm định tín dụng trong các ngân hàng và tổ chức tín dụng; chuyên viên phân tích tài chính và môi giới chứng khoán trong các công ty chứng khoán.

8. Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi ra trường:

- Sinh viên tốt nghiệp đủ điều kiện để tiếp tục học tập, nghiên cứu lấy bằng thạc sĩ ở trong và ngoài nước cùng ngành đào tạo hoặc ngành đào tạo gần đáp ứng nhu cầu phát triển nghề nghiệp.

- Có khả năng tiếp cận với quy định, quy trình công việc cụ thể đối với các vị trí được đảm nhận.

- Có khả năng tự học tập, nghiên cứu và thực hiện các hoạt động để phát triển thành các nhà quản lý ở các cấp khác nhau.

9. Tài liệu tham khảo:

- Chương trình giáo dục và chuẩn đầu ra ngành kế toán của Đại học Kinh tế quốc dân, Học viện Tài chính, Đại học Ngoại thương, Đại học Hà Nội, Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh; Chương trình hợp tác với Đại học Luật và Kinh tế Berlin…

- Hướng dẫn xây dựng chuẩn đầu ra (learning outcomes): Bologna Process, CDIO, Birmingham, The Institute of Chartered Accountants in Australia and CPA Australia, UK Standard for Professional Engineering Competence.