Giới thiệu về Bộ môn Kế toán và ngành Kế toán - Khoa Kinh tế và Quản lý - Đại học Thủy lợi

Học để tương lai tươi sáng hơn

Studying for a brighter future

Bộ môn Kế toán được thành lập từ năm 2008 với mục tiêu đào tạo chuyên ngành Kế toán Doanh nghiệp và Kế toán Xây Dựng. Đội ngũ giảng viên được tuyển chọn từ các trường Đại học có uy tín hàng đầu trên thế giới và Việt Nam, có chuyên môn giỏi, giàu kinh nghiệm thực tiễn và đạt các chứng chỉ nghề nghiệp danh tiếng như ACCA và CPA, chứng chỉ tư vấn thuế, chứng chỉ định giá tài sản.  Trong thời gian qua, Bộ môn đã đạt được nhiều thành tích trong lĩnh vực giảng dạy, nghiên cứu khoa học và dịch giáo trình nước ngoài phục vụ công tác giảng dạy của các giảng viên trong Khoa cũng như trong lĩnh vực học tập và nghiên cứu khoa học của sinh viên ngành Kế toán.

Cơ cấu tổ chức

PGS.TS. Nghiêm Văn Lợi, GVCC

Phó trưởng khoa kiêm Trưởng Bộ môn

(Email: loinv@tlu.edu.vn, ĐT: 0936.811.916)

Phó trưởng Bộ môn: 

Cô Vũ Thị Nam, ĐT: 0912.199.696, Email: namvt@tlu.edu.vn;

Số lượng giảng viên: 20, trong đó có 01 PGS, 03 tiến sĩ, 18 thạc sĩ (07 NCS trong nước, 02 NCS nước ngoài)

Danh sách giảng viên Bộ môn Kế toán

TT

Họ tên

Học vị

Điện thoại

Email

Chức vụ

1

Hoàng Thị Mai Anh

Thạc sĩ

0934.478.790

anhhtm@tlu.edu.vn

Giảng viên

2

Ngô Thị Hải Châu

Thạc sĩ

0913.380.437

chaunth@tlu.edu.vn

Giảng viên

3

Thiều Kim Cường

Thạc sĩ

0985.748.686

cuongtk@tlu.edu.vn

Giảng viên

4

Lương Thị Giang

Thạc sĩ

0973.474.895

gianglt09@tlu.edu.vn

Giảng viên

5

Đào Thúy Hà

Tiến sĩ

0904.106.676

hadt@tlu.edu.vn

Giảng viên

6

Nguyễn Thị Hằng

Thạc sĩ

0983.871.531

hangnkt@tlu.edu.vn

Giảng viên

7

Nguyễn Thu Hằng

Thạc sĩ

0969.145.569

thuhangkt@tlu.edu.vn

Giảng viên

8

Tô Minh Hương

Tiến sĩ

0936.109.858

huongtm@tlu.edu.vn

Giảng viên

9

Vũ Lê Lam

Thạc sĩ

0943.960.148

lamvl@tlu.edu.vn

Giảng viên

10

Hoàng Thị Mai Lan

Thạc sĩ

0389.975.878

lanhtm@tlu.edu.vn

Giảng viên

11

Trịnh Thị Thanh Loan

Thạc sĩ

0773.359.553

loanttt@tlu.edu.vn

Giảng viên

12

Nguyễn Thị Quỳnh Nga

Thạc sĩ

0976.800.279

ngantq@tlu.edu.vn

Giảng viên

13

Vũ Thị Thu Phương

Thạc sĩ

0915.573.884

phuongvtt@tlu.edu.vn

Giảng viên

14

Lê Thị Tâm

Tiến sĩ

0984.537.282

lethitam@tlu.edu.vn

Giảng viên

15

Vũ Thị Phương Thảo

Thạc sĩ

0984.962.887

thaovtp@tlu.edu.vn

Giảng viên

16

Phạm Thị Thanh Thủy

Thạc sĩ

0914.824.418

thuyptt@tlu.edu.vn

Giảng viên

17

Vũ Thị Huyền Trang

Thạc sĩ

0946.930.791

trangvth@tlu.edu.vn

Giảng viên

18

Bùi Văn Vịnh

Thạc sĩ

0944.736.555

vinhbv@tlu.edu.vn

Giảng viên

 
 

Một số giảng viên Bộ môn Kế toán

Nhiệm vụ chung của bộ môn là giảng dạy, đào tạo cử nhân Kế toán có kiến thức chuyên sâu về kế toán – kiểm toán – tài chính; có kỹ năng giao tiếp, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng phân tích kinh doanh, kỹ năng làm việc nhóm và kỹ năng tư duy chiến lược; sử dụng thành thạo tin học, ngoại ngữ; có năng lực làm việc trong các loại hình doanh nghiệp.

Mục tiêu đào tạo của ngành kế toán:

1.1. Mục tiêu chung

Đào tạo cử nhân đại học về Kế toán có phẩm chất chính trị, đạo đức và sức khỏe tốt, có trách nhiệm xã hội; có kiến thức cơ bản về kinh tế, chính trị, xã hội; nắm vững kiến thức và kỹ năng chuyên sâu về kế toán; có khả năng thiết kế và điều hành hệ thống kế toán trong các đơn vị kế toán (doanh nghiệp, đơn vị HCSN, các tổ chức chính trị, xã hội); có khả năng tham gia vào quá trình ra quyết định, có năng lực nghiên cứu tự bổ sung kiến thức theo yêu cầu công việc; thích nghi với môi trường toàn cầu hóa, có thể tiếp tục học tập ở bậc cao hơn.

1.2. Mục tiêu cụ thể

1.2.1. Về kiến thức

Kiến thức giáo dục đại cương: Trang bị cho sinh viên các kiến thức cơ bản về nguyên lý của chủ nghĩa Mác Lê nin, Tư tưởng Hồ Chí minh và Đường lối cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam, các kiến thức cơ bản về pháp luật, toán, tin học, ngoại ngữ và phương pháp nghiên cứu khoa học.

Kiến thức cơ sở ngành: Trang bị các kiến thức cơ bản về pháp luật kinh tế, các nguyên lý kinh tế vĩ mô, kinh tế vi mô, tài chính- tiền tệ, tài chính doanh nghiệp, nguyên lý kế toán, lý thuyết tổ chức, v.v... bổ trợ cho học tập kiến thức ngành.

Kiến thức ngành: trang bị các kiến thức cơ bản theo chuẩn quốc tế về quản trị doanh nghiệp và kiến thức chuyên sâu về kế toán doanh nghiệp, kế toán đơn vị HCSN, phân tích báo cáo tài chính và sử dụng thông tin kế toán để ra quyết định. Các nguyên lý tổ chức hệ thống kế toán, hệ thống kiểm soát nội bộ và hệ thống thông tin kế toán trong doanh nghiệp trong điều kiện tin học hóa. Các kiến thức chuyên sâu trong một số ngành kinh doanh và loại hình doanh nghiệp cũng được trang bị để giúp cho sinh viên thực hiện tốt các công việc của nhân viên kế toán và tư vấn thuế cho các doanh nghiệp.

1.2.2. Về kỹ năng

Có khả năng hoạt động độc lập và phối hợp hoạt động theo nhóm; phong cách làm việc chuyên nghiệp, có tầm nhìn và kỹ năng phân tích, tổng hợp vấn đề; bảo đảm hoạt động một cách có hiệu quả trong lĩnh vực chuyên môn đào tạo. Có khả năng tìm hiểu, vận dụng và tuân thủ luật pháp, chuẩn mực của Việt Nam trong lĩnh vực tài chính, kế toán và thống kê.

Biết cách tổ chức, vận hành hệ thống kế toán bao gồm: tổ chức, triển khai hệ thống thông tin kế toán, tổ chức, thực hiện các quy trình kế toán, tổ chức hệ thống chứng từ, sổ sách, báo cáo kế toán, thiết kế hệ thống chỉ tiêu đánh giá nhằm đáp ứng thông tin theo yêu cầu của người sử dụng.

Biết cách phối hợp với các tổ chức và cá nhân ở trong và ngoài doanh nghiệp để thực hiện các công việc liên quan đến kế toán, kiểm toán, tài chính, quản trị kinh doanh. Thành thạo các công việc lập kế hoạch tài chính; tổ chức thống kê hoạt động kinh doanh; vận dụng thành thạo các quy định của pháp luật thuế trong các hoạt động kinh doanh.

1.2.3. Trình độ ngoại ngữ và tin học

Sinh viên tốt nghiệp chương trình đạo tạo đại học ngành kế toán có thể sử dụng được tiếng Anh để đọc và hiểu các tài liệu chuyên ngành, có khả năng sử dụng máy tính phục vụ cho soạn thảo văn bản và thực hiện các công việc chuyên môn, biết cách tự nghiên cứu để sử dụng các phần mềm kế toán.

1.2.4. Về thái độ:

Chấp hành tốt pháp luật, chủ trương, đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước, có quan điểm chính trị vững vàng; có khả năng tiếp thu và bảo vệ quan điểm; biết xử lý hài hoà lợi ích cá nhân, tập thể, tổ chức và quốc gia; có tinh thần trách nhiệm cao; trung thực, có ý thức tổ chức kỷ luật; chủ động cập nhật kiến thức để thích nghi với sự thay đổi; sáng tạo trong công việc; coi trọng đạo đức cá nhân và đạo đức nghề nghiệp.

Vị trí làm việc của người học sau khi tốt nghiệp:

Sinh viên tốt nghiệp đại học kế toán có thể làm được các công việc sau:

- Chuyên viên kế toán, kiểm toán, tài chính trong các doanh nghiệp (trong và ngoài nước); nhân viên kế toán trong các đơn vị HCSN và trong các các tổ chức chính trị, xã hội, nghề nghiệp.

- Nhân viên tư vấn kế toán, thuế và tài chính trong các công ty tư vấn thuế.

- Chuyên viên thẩm định tín dụng trong các ngân hàng và tổ chức tín dụng; chuyên viên phân tích tài chính và môi giới chứng khoán trong các công ty chứng khoán.

Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi ra trường:

- Sinh viên tốt nghiệp đủ điều kiện để tiếp tục học tập, nghiên cứu lấy bằng thạc sĩ ở trong và ngoài nước cùng ngành đào tạo hoặc ngành đào tạo gần đáp ứng nhu cầu phát triển nghề nghiệp.

- Có khả năng tiếp cận với quy định, quy trình công việc cụ thể đối với các vị trí được đảm nhận.

- Có khả năng tự học tập, nghiên cứu và thực hiện các hoạt động để phát triển thành các nhà quản lý ở các cấp khác nhau.

Chương trình đào tạo và nội dung chương trình

- Thời gian đào tạo: 4 năm

Chương trình đào tạo ngành kế toán xây dựng theo hệ thống tín chỉ với tổng số 130 tín chỉ. Chương trình được thiết kế với 4 khối kiến thức:

Khối kiến thức đại cương: bao gồm 32 tín chỉ, trang bị cho sinh viên kiến thức về Lý luận của Chủ nghĩa Mác Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh, Khoa học tự nhiên, Khoa học xã hội và nhân văn; Kinh tế xã hội;

Khối kiến thức chuyên môn: gồm 98 tín chỉ, trang bị các kiến thức chuyên môn cốt lõi và bổ trợ cung cấp một nền tảng kiến thức chuyên môn về kế toán, tài chính, kiểm toán, quản trị kinh doanh và kinh tế vững chắc.

Khối kiến thức ngành kế toán: gồm 45 tín chỉ trang bị cho sinh viên những kiến thức về tài chính, kế toán, kiểm toán, phân tích báo cáo tài chính,  quản trị kinh doanh.

Khối kiến thức lựa chọn: bao gồm 12 tín chỉ với 19 học phần cho phép sinh viên lựa chọn các kiến thức phù hợp với định hướng việc làm trong tương lai như kế toán doanh nghiệp sản xuất, kế toán doanh nghiệp thương mại, dịch vụ, kế toán doanh nghiệp xây dựng, kế toán đơn vị HCSN, kế toán hoặc nhân viên tín dụng trong các ngân hàng, accs tổ chức tín dụng, nhân viên kiểm toán trong các công ty kiểm toán, nhân viên kiểm toán nội bộ, nhân viên kiểm soát nội bộ, nhân viên thẩm định, phân tích tín dụng hoặc nhân viên môi giới chứng khoán, v.v...

Nhu cầu lao động của ngành đào tạo

Cùng với sự phát triển mạnh mẽ cả về số lượng và chất lượng của các Doanh nghiệp là nhu cầu rất lớn về nhân lực trong lĩnh vực kế toán – kiểm toán – tài chính, đặc biệt trong bối cảnh kinh tế Việt Nam đang tăng trưởng liên tục và ổn định, hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng; cơ hội việc làm đa dạng, sinh viên tốt nghiệp có thể đảm nhận nhiều vị trí khác nhau ở các doanh nghiệp trên cả nước và quốc tế.

Các điểm mạnh của Ngành đào tạo tại Trường ĐH Thủy Lợi

- Mục tiêu đào tạo hướng đến trang bị kiến thức hiện đại phù hợp với quốc tế trong môi trường toàn cầu hóa.

- Có các chương trình định hướng học tập và định hướng nghề nghiệp, lộ trình học tập, rèn luyện rõ ràng.

- Sinh viên được trải nghiệm và học tập theo hướng thực tiễn, chương trình học có tính thực hành cao. Các bài giảng trên lớp đều hướng đến việc hỗ trợ và tạo điều kiện sinh viên tiếp xúc trực tiếp với các chứng từ kế toán, kê khai và quyết toán thuế, sử dụng thành thạo các phần mềm kế toán FAST, MISA… Điều đó là một lợi thế sau khi ra trường, sinh viên có thể bắt tay vào làm việc ngay mà không phải bỡ ngỡ về sự khác biệt giữa lý thuyết và thực tiễn.

- Đội ngũ giảng viên giàu kinh nghiệm thực tiễn, chuyên sâu về ngành nghề. Trước khi đứng trên bục giảng, đội ngũ giảng viên ngành Kế toán của trường đại học Thủy Lợi đều là những người có thâm niên kinh ngiệm trong nghề nghiệp, được các đồng nghiệp trong giới tài chính- kế toán – kiểm toán đánh giá cao về năng lực và chuyên môn. Đặc biệt, trong số các giảng viên hiện nay đang tham gia giảng dạy của Bộ môn Kế toán, còn có giảng viên đã có chứng chỉ kế toán Quốc tế công chứng Anh Quốc – ACCA, VACPA… Nhiều thầy cô đã từng là kế toán trưởng nhiều năm kinh nghiệm ở các doanh nghiệp Việt Nam và Liên doanh, có đầy đủ bản lĩnh và kiến thức để truyền đạt kiến thức thực tiễn cho sinh viên.

- Trường đóng tại trung tâm thành phố, thuận tiện đi lại, có rất nhiều cơ hội làm thêm, trải nghiệm thực tiễn hoạt động kinh doanh

- Cơ sở vật chất đầy đủ, tiện nghi. Đặc biệt, ngành Kế toán còn trang bị một phòng máy tính riêng, hiện đại, tiên tiến để hỗ trợ việc thực hành kế toán ngay tại trên lớp, như kê khai quyết toán thuế, sử dụng thành thạo các phần mềm kế toán FAST, MISA…, hướng dẫn sinh viên phản ánh và ghi chép chứng từ thực tế…

  Gửi ý kiến phản hồi
794