5 lưu ý để không mắc sai lầm nơi công sở !

Tìm được một công việc như ý, hẳn là bạn rất vui và nghĩ rằng đây sẽ là ngôi nhà thứ 2 của mình, mình sẽ gắn bó với nó. Thế nhưng, nếu chưa có kinh nghiệm ứng xử nơi công sở, đôi khi những sai lầm trong ứng xử sẽ làm bạn khó xử, gây hiểu nhầm… thậm chí là phải xin nghỉ việc.

Tìm được một công việc như ý, hẳn là bạn rất vui và nghĩ rằng đây sẽ là ngôi nhà thứ 2 của mình, mình sẽ gắn bó với nó. Thế nhưng, nếu chưa có  kinh nghiệm ứng xử nơi công sở, đôi khi những sai lầm trong ứng xử sẽ làm bạn khó xử, gây hiểu nhầm… thậm chí là phải xin nghỉ việc. Nhân một câu chuyện có thật vừa xảy ra ở 1 công ty quen, tôi cũng muốn viết thêm mấy lưu ý để gửi gắm những sinh viên mới ra trường và sắp ra trường của mình <3

  1. Cố gắng cư xử đúng mực, lịch thiệp

Mỗi công ty sẽ có một văn hóa khác nhau, nhưng sẽ không có ai là ghét những người đúng mực và lịch thiệp cả. Cư xử đúng mực, lịch thiệp được thể hiện ở một số điểm sau:

  • Không để chuông điện thoại quá to, thậm chí mấy ngày đầu nên để chế độ rung để không làm phiền người khác, không nói chuyện điện thoại quá to, không nghe điện thoại chuyện cá nhân quá lâu…
  • Ăn uống không nhanh quá cũng không chậm quá. Nên mời mọi người ăn một cách vui vẻ. Không nên thể hiện mình là người ăn hàm hố, cũng không tỏ ra mình là một người khó ăn (tiểu thư, kén cá chọn canh…)
  • Ăn mặc không nên ăn diện quá, cũng không nên giản dị quá (sinh viên mới ra trường nên sắm vài bộ đồ công sở, cái gì từ hồi sinh viên hầu hết sẽ không phù hợp nữa đâu).
  • Tuân thủ nội quy của công ty về giờ giấc, giữ gìn vệ sinh, chế độ báo cáo…
  • Chào hỏi mọi người, dù chưa biết tên hoặc không làm cùng bộ phận; kể cả chị lao công.
  • Đừng quá tự nhiên, tự ý sử dụng đồ của người khác, ăn đồ ăn của người khác…
  • Không tò mò quá vào chuyện của người khác, ví dụ nhìn vào màn hình máy tính của người khác khi họ làm việc, nghe người khác nói chuyện điện thoại, cố hỏi chuyện riêng tư hoặc những scandal trong quá khứ ở công ty…
  1. Nhiệt tình ở mức vừa phải

Nhiệt tình là tốt, là cần thiết ở mọi môi trường. Nhưng đừng nhiệt tình quá mức, khiến người khác thấy phiền. Nên hỏi ý kiến người khác trước khi định giúp đỡ họ cái gì. Ngoài ra, bạn cần xác định rằng, nhiệt tình ở mức độ vừa phải sẽ giúp bạn duy trì được phong độ ấy lâu dài. Chứ bạn nhiệt tình thái quá, sau này bạn giảm sự nhiệt tình, người ta sẽ nhận ra ngay và lại đánh giá không cao về bạn. Hãy làm tốt việc của mình trước, rồi mới giúp người khác. Hãy làm hết việc chứ không hết giờ, đừng là người về công ty sớm nhất, nhưng cũng không nhất thiết là người rời khỏi công ty muộn nhất. Hiệu quả công việc vẫn là điều cần thiết nhất!

  1. Đừng nói quá nhiều về bản thân

Hãy giữ cho mình những bí mật riêng, bởi nói ra hết sẽ có thể có những chuyện ngoài ý muốn xảy ra. Thông thường, ta chỉ có thể chia sẻ về tình trạng hôn nhân, nơi ở, quê quá, những công việc trước đây… Trả lời những câu hỏi cơ bản, đừng đi sâu vào tiểu tiết. Hãy giữ phong cách nói chuyện hài hước, đơn giản. Nếu ai đó hỏi bạn những câu quá riêng tư mà bạn không muốn trả lời, hãy hỏi lại người đó: “Bạn muốn biết điều đó để làm gì?” – chắc chắn họ sẽ không có câu trả lời thỏa đáng – và bạn sẽ không cần trả lời nữa.

  1. Đừng tin tưởng một ai quá

Bài học về quá tin tưởng một ai ở nơi công sở đã được nhiều người trả giá lắm rồi. Người ta vẫn nói rằng: khó đo được lòng người. Đặc biệt, khi bạn mới vào một môi trường, bạn càng không thể đoán biết được họ thực chất là người như thế nào, và thực sự tại sao họ lại đối xử tốt với bạn như vậy….

  1. Đừng hùa theo những điều tiêu cực

Công sở, nơi những nhân viên thường hay ngồi lại buôn chuyện, phàn nàn với nhau về công ty, về sếp, về khách hàng… thường là trong hoặc sau bữa ăn, hoặc là group chát riêng nhân viên với nhau. Đây tưởng chừng như những câu chuyện vô bổ để xả stress và nhân viên gần gũi nhau hơn; nhưng cũng chứa đầy những cạm bẫy. Bạn dù mới vào hay là nhân viên cũ cũng nên “giữ mình” trước cạm bẫy ấy, không biết bẫy sập bất cứ khi nào đâu.

Điều cuối cùng mà cô khuyên các bạn, để tránh những sai lầm trên, và để ứng xử phù hợp là hãy: Quan sát, quan sát và quan sát!

Lê Dung

  Gửi ý kiến phản hồi
264